Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến than nhà máy nước tân hiệp (Trang 55 - 59)

R 2N H+ HNO2 2H 2O + 2N-NO Nitrôsamin

3.2.2.Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh

Kết quả phân tích 2 đợt khảo sát vào mùa mưa năm 2009 và mùa khô năm 2010 đã phát hiện được 56 loài và dưới loài, thuộc 5 ngành, 16 bộ, 22 họ

thực vật phiêu sinh (phụ lục 1). Ngành Bacillariophyta chiếm ưu thế với 20 loài ( 35,7%), 16 loài Cyanophyta ( 28,5% ), 13 loài Chlorophyta (23,2 % ), 6 loài Euglenophyta (chiếm 10,7 % tổng số loài) và thấp nhất Chrysophyta với 1 loài (chiếm 1,8 % ), thể hiện ở bảng 3.23, và hình 3.23

Bảng 3.22: Cấu trúc các ngành tảo. STT Loài Số lượng Tỉ lệ 1 Bacillariophyta 20 35,7% 2 Cyanophyta 16 28,6% 3 Chlorophyta 13 23,2% 4 Euglenophyta 6 10,7% 5 Chrysophyta 1 1,8% Tổng 56 100%

Hình 3.22: Cấu trúc các ngành tảo nước sông Sài Gòn tại trạm bơm.

Xét riêng từng ngành tảo cho thấy:

Ngành Bacillariophyta có số loài chiếm ưu thế (20 loài), chúng phát triển mạnh, mật độ cao, thường nở hoa làm cho nước có màu vàng nâu hay xanh vàng.

Ngành Cyanophyta có số loài đứng thứ 2 sau ngành tảo Silic (16 loài), một số là tảo dạng tập đoàn nhưMicrocystis, Merismopedia,hoặc dạngchuỗi

chảy yếu, rất dễ nở hoa nước, đặc biệt là chi Microcystis có khả năng tiết độc tố làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Ngành Chlorophyta là ngành có số loài đứng thứ 3 (13 loài), chúng tập trung ở các chi Pediastrum, Staurastrum, AnkistrodesmusScenedesmus, các nhóm tảo thuộc ngành này được xem là nguồn protein của thủy vực. Chúng ưa môi trường nước tĩnh giàu dinh dưỡng và có khả năng làm sạch môi trường.

Ngành Euglenophyta tuy số loài hiện diện không nhiều (6 loài) nhưng chúng hầu như có mặt tại tất cả các tháng thu mẫu. Điều này cho thấy môi trường nước trong vùng đã bị ô nhiễm, vì đây là nhóm tảo chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn, chúng ưa môi trường giàu chất hữu cơ và chúng cũng có khả năng làm sạch môi trường do nhu cầu dinh dưỡng cao.

Ngành Chrysophyta chỉ có 1 loài thuộc Dinobryon, chúng ưa môi trường nước tĩnh và giàu dinh dưỡng

Nhìn chung, số lượng loài thực vật phiêu sinh trong nước không có sự

thay đổi nhiều qua các tháng khảo sát ở 2 mùa. Vào mùa mưa tại các tháng thu mẫu tại trạm đã xác định được 34 loài, mùa khô 33 loài (phụ lục 1 ). Số

lượng loài thể hiện sựđa dạng, đồng thời phản ánh chất lượng nước. Số lượng loài càng cao mức độ ô nhiễm trong môi trường nước càng thấp và ngược lại. Số lượng loài tảo vào mùa mưa và mùa khô thể hiện qua bảng 3.24 và hình 3.24

Bảng 3.23: Số lượng loài tảo đợt khảo sát mùa mưa, mùa khô

Mùa mưa Mùa khô

Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010

Số lượng loài 34 32 33 29

Hình 3.23: Số loài thực vật phiêu sinh nước sông Sài Gòn

Kết quảđợt khảo sát về tảo trong nước sông Sài Gòn đã xác định có 56 loài, trong đó có các loài tảo độc là Microcystis aeruginosa, Oscillatoria splendida và các loài có khả năng gây độc là Anabaena sp, Lyngbya. Khi bị

ngộ độc tảo lam Microcystis aeruginosa qua đường tiêu hóa hay hô hấp đều dẫn đến các men của chu trình Kreb và mạng lưới hô hấp sẽ bị phá hủy hàng loạt, các quá trình oxy hóa hoạt hóa photpho trong ti thể của gan sẽ bị phá hủy gây hoại tử gan [12]. Còn tảo Oscillatoria splendida tiết Axit oxalic, Axit citric, Aldehid, các chất bay hơi kiểu Phytocid gây độc cho các động vật và cá. Chất độc do tảo tiết ra có 1 số tác động sau: paralytic (gây liệt), neurotoxic (ảnh hưởng thần kinh), amnestic (gây mất trí nhớ), diarrhetic (gây tiêu chảy). Nước sông Sài Gòn còn có tảo làm cho nước có mùi vị thuộc các chi

Anabaena, Dinobryon, Staurastrum, Pandorina và các loài tảo làm tắc lọc nước là Melosira granulata Ehren, Microcystis aeruginosa Kuetz, Spirogyra ionia Wade Dinobryon sertularia Ehren. Kết quả phân tích xác định có các loài chỉ thị độ bẩn ở mức mesosaprobe gồm: Oscillatoria princeps Vaucher,

Euglena acus Ehren, Euglena spirogyra Ehren[12], loài chỉ thịđộ bẩn ở mức Oligosaprobe là Phacus longicauda. Môi trường nước ít nhiều đã bị nhiễm bẩn. Một số loài thuộc Nitzschia, Microcystis, Scenedesmus, Ankistrodesmus

khi nở hoa tiết nhiều Methylamine, Putrecine, Etanolamin, Butanolamin, Dimethylamin trong điều kiện môi trường giàu Nitrite và pH thấp như trong

đường tiêu hóa của người, chúng cấu tạo nên Nitrosamine là chất gây ung thư. Khi clor hóa để cấp nước sinh hoạt, clor này sẽ kết hợp với các chất hữu cơ do một số loài tảo tiết ra trong nước, tạo thành những hợp chất hữu cơ có chứa clor. Những hợp chất này thường là không phân tích được, đun sôi độc tính không mất, thậm chí tăng lên hàng nghìn lần. Những hợp chất hữu cơ có chứa clor có hoạt tính sinh học cao đối với các sinh vật máu nóng ( ví dụ con người), trong đó tạo các chất gây ung thư, dị ứng.

Số loài tảo trên sông Sài Gòn không có sự khác biệt nhiều qua 2 đợt khảo sát. Sự xuất hiện nhiều loài tảo lam chứa độc tố, nhiều tảo gây mùi vị cho nước, làm tắc lọc nước và loài đặc trưng chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ cho biết nước trong vùng đã bị ô nhiễm ở mức Mesosaprobe.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến than nhà máy nước tân hiệp (Trang 55 - 59)