R 2N H+ HNO2 2H 2O + 2N-NO Nitrôsamin
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
1. Chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Bến Than đạt loại 3/6 (α
Mesosaprobe) vào mùa mưa và loại 4/6 (β Mesosaprobe) vào mùa khô.
2. Theo giá trị N tổng và P tổng cho thấy nước đã phú dưỡng hóa thuộc loại Eutrophy.
3. Thể loại hóa học cơ bản của nước là nước Carbonate (Carbonate water).
4. Hàm lượng Natri cao bất thường theo sơ đồ thủy hóa R.Maucha có thể do ảnh hưởng nước thải của các nhà máy sản xuất các sản phẩm có sử
dụng Detergents xả ra.
5. Chỉ số Coliform cho thấy nước thuộc loại đã bị ô nhiễm phân người và động vật ở mức 3/6.
6. Về khu hệ tảo đã xác định được 56 loài, thuộc 5 ngành: Bacillariophyta 20 loài (35,7%), Cyanophyta 16 loài ( 28,6%), Chlorophyta 13 loài (23,2%), Euglenophyta 6 loài (10,7%), Chrysophyta 1 loài . Tỷ lệ tảo lam (Cyanophyta) là quá cao, gấp đôi bình thường.
7. Số lượng tảo dao động từ 655 – 1125 tb/lít cho thấy độ phì của nước thuộc loại Mesotrophy đến Meso – Eutrophy.
8. Đã phát hiện được các loài tảo chỉ thị độ bẩn ở mức Mesosaprobe là
Oscillatoria princeps, Euglena acus,Euglena spirogyra.
9. Đã phát hiện
a. 2 loài tảo lam độc là Microcystis aeruginosa (Tiết FDF- yếu tố gây chết nhanh, gây hoại tử gan), Oscillatoria splendida (Tiết Axit oxalic, Axit citric, Aldehid gây độc cho động vật và cá).
b. Nhóm gây mùi vị cho nước thuộc các chi Anabaena, Dinobryon,
c. Các loài gây tắc lọc nước là Melosira granulata, Microcystis aeruginosa và Spirogyra ionia và Dinobryon sertularia, Closterium, Oscillatoria, Navicula.
10. Với sự hiện diện của các chi đặc trưng cho hồ xử lí nước thải (Theo tư liệu của Liên Hiệp Quốc đã công bố) như Pandorina, Ankistrodesmus, Scenedesmus, Tetraedron, Nitzschia, Euglena, Phacus, Oscillatoria, Anabaena có mặt nhiều trong sông Sài Gòn, điều này cho thấy sông Sài Gòn như 1 con sông chứa nước thải.
11. Chỉ sốđa dạng Shannon Wiener cho thấy nước thuộc loại sơ nhiễm 3/6 vào mùa mưa và nhiễm bẩn 4/6 vào mùa khô.
12. Một số loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới cổĐông Nam Á trước đây vẫn có trong nước sông Sài Gòn như Micrasterias alata, Pleurotaenium Kayei, Staurastrum javanicum, Cosmarium Askenasyi thì nay không còn gặp nữa. Đây là những loài chỉ thị nhạy bén nhất chỉ ra sự biến đổi thành phần hóa học của nước theo chiều hướng xấu đi.
Kiến nghị
1. Sông Sài Gòn là hệ thống xử lí tự nhiên nó đang thay đổi cấu trúc sinh học để phù hợp với mức độ ô nhiễm mới, diễn thế sinh thái của hệ là diễn thế thứ sinh nó đang hoạt động tốt. Chúng ta phải hỗ trợ nó, không để sông chuyển sang Polysaprobe (vì khi chuyển sang Polysaprobe thì khả năng tự lọc sạch của sông sẽ giảm đi nhanh chóng). Do đó nước thải của các khu công nghiệp, nước sinh hoạt phải được xử lí trước khi xả ra sông Sài Gòn, nên áp dụng các biện pháp xử lí bằng phương pháp sinh học.
2. Hãy nhanh chóng hành động để cứu lấy sông Sài Gòn nên có những qui định không sống trên mặt hồ, mặt sông, không nuôi cá bè, nuôi các loại thủy sản trên hồ, trên sông.
3. Để đánh giá, xếp loại chất lượng nước nên có thang nhiều bậc để
việc đánh giá được chính xác hơn, bởi vì quá trình ô nhiễm của thủy vực diễn ra 6 giai đoạn khác nhau, nếu chỉ có 2, 3 bậc sẽ không đánh giá đúng thực
trạng của quá trình ô nhiễm đang ở giai đoạn nào. Và gần đây người ta đề cập
đến vấn đề “Kiểm tra sinh học” (Bio- control) giám sát độ độc, giám sát hệ
sinh thái. Kiểm tra sinh học để xác định trạng thái (status) và xu thế (Trends) của các hệ sinh thái trong môi trường.
4. Đánh giá độ độc của nước bằng cách nuôi Daphnia để thử nghiệm,
để xác định LD50 (Letal Dose) và tất cả các hệ thống hiện đại để xác định chất lượng nước của các nước trên thế giới đều phải có xác định độđộc của nước (Toxicity) mà chúng ta hiện giờ chưa tiến hành.