9. Đóng góp của đề tài
1.2.3. Kỹ năng nghề kỹ năng sư phạm
1.2.3.1- Kỹ năng nghề.
Theo quan điểm của Klimov, Platnov, Lomov... Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Ngô Công Hoàn... thì kỹ năng nghề là những khả năng phù hợp với đòi hỏi riêng của nghề đó. Ngoài trình độ học vấn nói chung nhất thiết phải có những kiến thức cơ sở, cơ bản phục vụ cho nghề đó và chúng được gọi là kiến thức nghiệp vụ.
Theo James C. Hansen thì "kỹ năng nghề là những khả năng mà con người có thể sử dụng những gì đã hiểu biết để đạt được những mục đích, những yêu cầu trong nghề nghiệp đề ra".
Sự lành nghề – đó là sự phát triển cao của các kỹ năng nghề nghiệp và là mục đích mong muốn cuối cùng của dạy nghề. Lành nghề là sự dễ dàng hoàn thành một cách chính xác, nhanh, sáng tạo những công việc phức tạp [11].
1.2.3.2- Kỹ năng sư phạm.
Ở một số nước Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc . . . người ta xác định những kỹ năng nghề dạy học (kỹ năng sư phạm) như:
* Nhóm những kỹ năng thiết kế và tiến hành dạy học.
* Nhóm các kỹ năng sư phạm nhằm phát triển thói quen hoạt động độc lập.
* Nhóm các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
Các nhà nghiên cứu Nga đã chỉ ra hệ thống kỹ năng sư phạm như : Kỹ năng thiết kế; Kỹ năng tổ chức; Kỹ năng định hướng; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng định vị và điều khiển trong giao tiếp; Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ
năng kích thích động viên... Theo O.A. Abdoullina thì kỹ năng sư phạm là sự lĩnh hội những cách thức và biện pháp giảng dạy - giáo dục dựa trên sự vận dụng một cách tự giác các kiến thức Tâm lý - Giáo dục và Lý luận dạy học bộ môn. Dựa trên chức năng cơ bản của hoạt động dạy học mà phân thành hai loại kỹ năng: Kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục [26].
Nhiều trường sư phạm trong khu vực và trên thế giới đều khẳng định rằng trong quá trình đào tạo giáo viên cần hình thành cho giáo viên khả năng giải quyết những nhiệm vụ sư phạm. Khả năng giải quyết những nhiệm vụ này phụ thuộc vào mức độ hình thành kỹ năng sư phạm ở người giáo viên. Nói cách khác, muốn thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ sư phạm, người giáo viên cần có hệ thống các kỹ năng sư phạm, nhờ đó giải quyết những nhiệm vụ của mình một cách “chuyên nghiệp”. hệ thống những kỹ năng này cần được hình thành ở sinh viên ngay khi đang còn học ở trường sư phạm.
Hành trang mà trường sư phạm cần trang bị cho sinh viên trước khi ra trường nhất thiết phải bao gồm các hệ thống những kiến thức và kỹ năng tối thiểu cần thiết để tổ chức quá trình giảng dạy và giáo dục của bản thân, quá trình học và tự giáo dục của học sinh. Việc hình thành hệ thống này chỉ có thể xem như thành công nếu như người giáo sinh có được một hệ thống kỹ năng nhất định.
Ở Việt Nam nhiều Tác giả đã nghiên cứu về kỹ năng sư phạm, nhiều người đã đồng ý với định nghĩa mà Tác giả Nguyễn Như An đã đưa ra: “kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn” [ 2].
Trong nghiên cứu hệ thống kỹ năng sư phạm của giáo viên Tiểu học Tác giả Nguyễn Việt Bắc đề xuất các kỹ năng cần hình thành là:
+ Kỹ năng thể hiện sự mẫu mực của người giáo viên + Kỹ năng giao tiếp sư phạm
+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm + Kỹ năng viết chữ
+ Kỹ năng trình bày bảng
* Nhóm kỹ năng theo bộ môn:
+ Kỹ năng tính toán
+ Kỹ năng giải toán bằng sơ đồ, hình vẽ + Kỹ năng cảm thụ âm nhạc...
* Một số kỹ năng quan trọng khác:
+ Kỹ năng thiết kế
+ Kỹ năng tổ chức việc dạy học
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật
+ Kỹ năng thu thập tư liệu, tập dượt NCKH... [5]
Các Tác giả Đinh Quang Báo, Trịnh Đông Thư khi xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng soạn bài giảng cho sinh viên đã đưa ra hệ thống những kỹ năng thường phải thực hiện, đó là: Kỹ năng xác định mục tiêu bài học; Kỹ năng xác định nội dung trọng tâm của bài; Kỹ năng xác định phương pháp dạy học; Kỹ năng đặt vấn đề vào bài; Kỹ năng trình bày bố cục của bài theo logic phù hợp với nội dung; Kỹ năng tóm tắt nội dung sách giáo khoa; Kỹ năng chuyển ý; Kỹ năng sơ đồ hóa nội dung; Kỹ năng đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học; Kỹ năng diễn giải bằng lời nội dung của sơ đồ; Kỹ năng tách ý chính từ một nội dung nào đó của sách giáo khoa; Kỹ năng lựa chọn những ví dụ phù hợp với nội dung và trình độ của học sinh; Kỹ năng ra bài tập về nhà; Kỹ năng củng cố bài học; Kỹ năng làm đáp án cho câu hỏi bài tập; Kỹ năng sử dụng thí nghiệm; Kỹ năng đọc tài liệu để lựa chọn thông tin cần thiết cho bài dạy; Kỹ năng lập và sử
dụng bảng; Kỹ năng sử dụng tranh, hình vẽ, mô hình; Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm; Kỹ năng thiết kế những hoạt động để tổ chức tiết học; Kỹ năng tổ chức kiểm tra đánh giá [ 6].
Nghề dạy học là một trong những nghề phức tạp và quan trọng. Trình độ và chất lượng được đào tạo của người giáo viên có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của biết bao học sinh. Vì vậy, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên có ảnh hưởng rất quan trọng. Nhưng nghệ thuật sư phạm bắt đầu từ việc hình thành những kỹ năng sư phạm [ 1]
1.2.4- Kỹ năng nghề của giáo viên mầm non.
Các nghiên cứu chuyên môn đã chỉ ra rằng: Kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non có tính đặc thù được quy định bởi các chức năng đặc thù của nghề giáo viên mầm non và khách thể hoạt động của họ. Giáo viên mầm non trong hoạt động sư phạm của mình vừa phải thực hiện chức năng chung vừa phải đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng đặc thù của "Ngườiø mẹ, người thầy thuốc và người nghệ sỹ". Giáo viên mầm non vừa phải giáo dục, dạy trẻ lại vừa chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ trong mọi hoạt động của trẻ mầm non. Do đó Giáo viên mầm non phải có những kỹ năng, kỹ xảo riêng biệt. Đã có nhiều Tác giả trong và ngoài nước chỉ ra các kỹ năng khác nhau của giáo viên mầm non.
Theo xu hướng của một số nhà giáo dục Phương Tây thì nhóm kỹ năng nghề giáo viên mầm non cơ bản được xác định như sau: Nhóm kỹ năng thiết lập môi trường học tập cho trẻ; Nhóm kỹ năng phát triển kinh nghiệm cần thiết cho trẻ; Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình.
Các nhà Giáo dục học Nga như V.I. Loghinova, P.G. Xamorukova. . . dựa vào các nhiệm vụ của giáo viên mầm non để phân loại kỹ năng của giáo viên mầm non theo chức năng giáo dục: Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ
năng kích thích; Kỹ năng thông tin; Kỹ năng tổ chức - kiến tạo; Kỹ năng chẩn đoán; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm mẹ [11].
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục mầm non mà đại diện là E.A. Pankô, L.G. Xemusina đã hệ thống các kỹ năng đặc thù của nghề giáo viên mầm non thành 5 nhóm như sau: Các kỹ năng nhận thức; Các kỹ năng thiết kế; Các kỹ năng tổ chức và giao tiếp; Các kỹ năng chuyên biệt: vẽ, xây dựng, hát, múa; Các kỹ năng tổ chức cho mỗi loại hoạt động [28].
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu giáo dục mầm non đã đưa ra nhiều ý kiến về kỹ năng sư phạm mầm non. Tại hội thảo khoa học – “Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học giáo dục mầm non”, ThS. Tào Thị Hồng Vân trong bài: "Định hướng chương trình khung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh/sinh viên mầm non ở các trường sư phạm mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non" cho rằng sinh viên phải được rèn luyện toàn diện những hệ thống kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non với vai trò là cô giáo mầm non: Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ; Kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Kỹ năng chuyên biệt (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện...); Kỹ năng phát triển khả năng giao tiếp của trẻ; Kỹ năng quan sát và đánh giá; Kỹ năng ứng xử sư phạm; Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm. Các kỹ năng này cần được rèn luyện thường xuyên qua thực hành, thực tập sư phạm [50].
ThS. Trần Thị Thanh - Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, khi bàn về nhân cách người giáo viên mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồm 4 nhóm sau:
- Chẩn đoán nhu cầu, phát hiện khả năng, đánh giá phân loại trẻ. - Đáp ứng được nhu cầu cá nhân và khả năng phát triển của trẻ. - Đánh giá kết quả công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
- Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chăm sóc giáo dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ em [43].
Tác giả Trịnh Thị Minh Loan- Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên, báo cáo tại hội thảo khoa học đã đưa ra kết quả nghiên cứu ban đầu về hệ thống kỹ năng sư phạm cần hình thành cho các giáo sinh mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, gồm những nhóm kỹ năng sau: Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ; Kỹ năng chăm sóc- nuôi dưỡng- bảo vệ trẻ; Kỹ năng giáo dục trẻ; Kỹ năng phát triển khả năng giao tiếp xã hội cho trẻ; Kỹ năng quan sát, đánh giá, điều chỉnh hành vi và sự phát triển của trẻ; Kỹ năng thiết lập môi trường học tập phù hợp cho trẻ; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm; Kỹ năng phối hợp giữa nhà trường- gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ; Kỹ năng sử dụng những phương pháp nghiên cứu đơn giản [27].
Tác giả Trần Thị Bích Liễu đã nghiên cứu và xác định các kỹ năng quản lý trường mầm non cần hình thành cho người hiệu trưởng là: Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý và ra quyết định; Kỹ năng sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường mầm non một cách khoa học; Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng tổ chức hội họp; Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng thực hiện một bài phát biểu; Kỹ năng kiểm tra nội bộ trường học.
Xem xét các chương trình đào tạo giáo viên mầm non các hệ Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có thể thấy được các kỹ năng được xác định trong việc đào tạo giáo viên mầm non là: Kỹ năng giao tiếp với trẻ; Kỹ năng tổ chức và thực hiện các quá trình giáo dục trẻ phù hợp với mục tiêu, kế hoạch; Kỹ năng đánh giá; Kỹ năng làm việc với quần chúng; kỹ năng thích ứng với đổi mới giáo dục mầm non [36].
* Kỹ năng nghề nghiệp (giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng): Theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình CĐSP Nhà trẻ- Mẫu giáo – Ban hành theo
quyết định số 5801 /Bộ GD&ĐT ngày 27/12/1995) và quyết định số 09/1999/QĐ- Bộ GD& ĐT ngày 27/2/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là:
- Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ em. Có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em, có tay nghề trong các quá trình nuôi dưỡng trẻ theo các yêu cầu chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở cả hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh ở mọi loại hình trường, lớp, nhà trẻ mẫu giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình. . .
- Có năng lực tiếp cận với từng cá nhân và cả tập thể trẻ. Ghi nhận được sự đổi thay, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục.
- Có năng lực quan sát, phân tích đánh giá hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá kết quả việc thực hiện giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của đồng nghiệp.
- Biết cách sử dụng các đồ dùng dạy học cần thiết biết cách sửa chữa và làm các đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản.
- Có năng lực tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ em.
- Có năng lực theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về ngành học. Có khả năng rút kinh nghiệm.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ: “Cải tiến chương trình đào tạo giáo viên mầm non theo hướng sư phạm tích hợp” (2000) - TS. Lê Xuân Hồng - Trường CĐSP Mẫu giáo TW3 đã xác định kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng là:
- Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ em, có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em, có tay nghề trong quá trình nuôi dưỡng trẻ theo các yêu cầu của chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở cả hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh hoạt, phù hợp với mọi hoàn cảnh ở mọi loại hình trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình.
- Có năng lực tiếp cận với từng cá nhân trẻ và cả tập thể trẻ. Ghi nhận được sự thay đổi, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục.
- Có năng lực quan sát, phân tích, đánh giá hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá kết quả việc thực hiện công tác giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của đồng nghiệp.
- Biết sử dụng các đồ dùng dạy học cần thiết, biết cách sửa chữa và làm các đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản.
- Có năng lực tuyên truyền về công tác nuôi dạy trẻ em.
- Có năng lực theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về ngành học. - Có khả năng rút kinh nghiệm, tự nâng cao trình độ chuyên môn [22].
Để có một chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng thống nhất chung cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương xây dựng chương trình khung đào tạo. Dự thảo được Trường CĐSP Mẫu giáo TW1 đưa ra về kỹ năng nghề sư phạm mầm non là:
- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.
- Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của từng độ tuổi, từng trẻ và điều kiện thực tế.
- Tổ chức, thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ một cách khoa học. - Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chăm sóc - giáo dục.
- Hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục.
- Tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ, vận động xã hội hóa giáo dục mầm non
- Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học [12].
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non TS. Trần Thị Quốc Minh đã dựa trên các dạng hoạt động cơ bản của giáo viên mầm non mà phân loại các nhóm kỹ năng như sau:
1.2.4.1- Những kỹ năng nhận thức.
Kỹ năng nhận thức đối tượng hoạt động, nhìn thấy được ở trẻ những biểu hiện của năng lực nhận thức, ý chí, tình cảm, các trạng thái, các phẩm chất nhân cách của trẻ; xác định các động cơ hành vi, mối quan hệ qua lại của trẻ trong tập