Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non (Trang 45)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.Kết quả điều tra thực trạng

2.2.1 – Hệ thống kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non.

2.2.1.1 - Nội dung các kỹ năng sư phạm mầm non cơ bản.

Tiến hành điều tra thăm dò các giảng viên sư phạm là những chuyên gia trong ngành giáo dục mầm non, các cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó), trường mầm non và giáo viên mầm non về nội dung các kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non. Các ý kiến cho thấy có rất nhiều kỹ năng cụ thể. Dựa vào cơ sở lý luận nêu ở chương 1 có thể phân ra làm 4 nhóm kỹ năng chính như sau:

+ Nhóm kỹ năng nhận thức.

- Tiếp cận được các loại chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Quan sát trẻ, hiểu, lôi cuốn, thuyết phục trẻ.

- Xác định và đánh giá mức độ phát triển của từng đứa trẻ.

- Thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn để xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.

- Phát hiện kịp thời những biến đổi về tâm, sinh lý và thể lực của từng trẻû. - Phân tích kinh nghiệm của người khác để vận dụng những tiến bộ vào

hoạt động sư phạm.

- Tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng.

- Phát hiện năng khiếu của trẻ, tạo cảm xúc cho trẻ. - Biết vận dụng các phương pháp đã học vào thực tiễn.

+ Nhóm kỹ năng thiết kế.

- Lập kế hoạch hoạt động cho trẻ như lập chương trình giáo dục, giáo án, tổ chức các lễ, hội.

- Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp với từng độ tuổi, thời gian, có định hướng, có tính đến vùng phát triển gần nhất của từng đứa trẻ.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp với mục đích yêu cầu của từng giờ học. - Lựa chọn tri thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giáo dục trẻ đúng theo

từng độ tuổi.

- Xác định mục tiêu giáo dục chung và từng hoạt động.

- Phân tích những vấn đề cơ bản của từng hoạt động đối với nhu cầu phát triển của trẻ.

- Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra, thấy trước những khó khăn và biết cách phòng tránh.

- Thiết lập môi trường hoạt động cho trẻ một cách khoa học. - Thiết kế ý tưởng chuyển tiếp giữa các hoạt động hợp lý.

- Biết thiết kế và tạo ra các phương tiện cần thiết cho trẻ hoạt động.

+ Nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức.

- Tổ chức hoạt động của trẻ một cách linh hoạt sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

- Vận dụng nội dung, các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức phù hợp.

- Truyền đạt ý nghĩ của mình một cách đúng đắn, chính xác và biểu cảm bằng phương tiện lời nói.

- Truyền đạt ý nghĩ bằng những phương tiện cử chỉ, điệu bộ, hành vi. - Tổ chức để trẻ chủ động các hoạt động tìm tòi, khám phá, phát hiện cái

mới.

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm và kiến thức của mình vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

- Bao quát, phát hiện, xử lý các tình huống kịp thời.

- Đặt câu hỏi và hướng dẫn làm bài tập để hình thành, củng cố, phát triển kiến thức và kỹ năng của trẻ.

- Khuyến khích trẻ thắc mắc, trả lời, nhận xét và bổ sung câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức hoạt động giao tiếp giữa trẻ với cô, trẻ với trẻ tích cực (cụ thể biết tổ chức các cuộc nói chuyện, đàm thoại với trẻ để rèn luyện kỹ năng nói).

- Lắng nghe và thông hiểu ngôn ngữ của trẻ và của người khác (Ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, sống động, diễn cảm, dể hiểu, vừa sức đối với trẻ). - Xác lập hợp lý các mối quan hệ với từng trẻ, nhóm trẻ.

- Trao đổi với trẻ và tập hợp trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. - Hợp tác tổ chức các hoạt động sư phạm với các bạn đồng nghiệp.

- Tuyên truyền những kiến thức giáo dục trẻ ra xã hội (vận động phụ huynh).

- Đánh giá sản phẩm, kết quả giáo dục. - Phát triển các hoạt động tiếp theo. - Điều chỉnh quá trình giáo dục.

- Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. - Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, gấp giấy.

- Xếp hình, làm mô hình.

- Làm và sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học và máy tính. - Đàn, hát, múa và vận động theo nhạc.

- Đọc, kể chuyện diễn cảm và đóng kịch và biểu diễn rối. - Chăm sóc bảo vệ môi trường, vật nuôi, cây trồng.

- Sử dụng phương tiện trực quan mang tính ký hiệu tượng trưng. (PL1)

2.2.1.2 – Các kỹ năng cần thiết trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non.

Để xác định mức độ cần thiết của các kỹ năng sư phạm mầm non trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non, đã tiến hành điều tra lấy ý kiếngiảng viên sư phạm ngành giáo dục mầm non của trường CĐSP Mẫu giáo TW3 và THSP Mầm non Thành Phố Hồ Chí Minh. Xem phụ lục số 2

@ Kết quả cho thấy sự cần thiết của từng nhóm kỹ năng như sau:

* Nhóm 1: Các kỹ năng nhận thức.

Bảng 2.1. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năngnhận thức.

Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình

KN nhận thức 1 61 157 2.57 KN nhận thức 3 61 152 2.49 KN nhận thức 2 61 150 2.46 KN nhận thức 5 61 144 2.36 KN nhận thức 4 61 136 2.23 KN nhận thức 6 61 127 2.08 KN nhận thức 7 61 94 1.54

KN nhận thức 8 61 83 1.36

KN nhận thức 9 61 3 .05

KN nhận thức 10 61 1 .02

Nhận xét:

- Các kỹ năng nhận thức từ số 1-> 8 có số trung vị tương đối cao (1.36 -> 2.57) nên chúng tôi chọn để đưa vào phiếu khảo sát.

- Kỹ năng nhận thức số 9 và 10 có số trung vị < 1 nên chúng tôi loại bỏ. Như vậy đa số ý kiến cho rằng nội dung của các kỹ năng từ số 1 đến số 8 của nhóm kỹ năng này là cần thiết. (Bảng 2.1)

* Nhóm 2: Các kỹ năng thiết kế.

Bảng 2.2. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng thiết kế.

Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình

KN thiết kế 1 61 159 2.61 KN thiết kế 2 61 153 2.51 KN thiết kế 3 61 147 2.41 KN thiết kế 4 61 143 2.34 KN thiết kế 5 61 141 2.31 KN thiết kế 8 61 118 1.93 KN thiết kế 6 61 103 1.69 KN thiết kế 7 61 99 1.62 KN thiết kế 9 61 3 .05 KN thiết kế 10 61 2 .03 Nhận xét:

- Các kỹ năng thiết kế từ số 1-> 8 có số trung vị tương đối cao (1.62-> 2.61) nên chúng tôi chọn để đưa vào phiếu khảo sát.

- Kỹ năng thiết kế số 9 và 10 có số trung vị < 1 nên chúng tôi loại bỏ.

Như vậy các kỹ năng thiết kế từ số 1-> 8 được đánh giá là cần thiết. (Bảng 2.2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhóm 3: Các kỹ năng giao tiếp, tổ chức.

Bảng 2.3. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức.

Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình

KN giao tiếp, tổ chức 12 61 157 2.57 KN giao tiếp, tổ chức 11 61 151 2.48 KN giao tiếp, tổ chức 8 61 148 2.43 KN giao tiếp, tổ chức 2 61 140 2.30 KN giao tiếp, tổ chức 1 61 139 2.28 KN giao tiếp, tổ chức 7 61 134 2.20 KN giao tiếp, tổ chức 13 61 130 2.13 KN giao tiếp, tổ chức 14 61 122 2.00 KN giao tiếp, tổ chức 9 61 111 1.82 KN giao tiếp, tổ chức 18 61 109 1.79 KN giao tiếp, tổ chức 4 61 101 1.66 KN giao tiếp, tổ chức 3 61 99 1.62 KN giao tiếp, tổ chức 5 61 99 1.62 KN giao tiếp, tổ chức 17 61 98 1.61 KN giao tiếp, tổ chức 6 61 96 1.57 KN giao tiếp, tổ chức 15 61 91 1.49 KN giao tiếp, tổ chức 19 61 91 1.49

KN giao tiếp, tổ chức 10 61 90 1.48

KN giao tiếp, tổ chức 16 61 89 1.46

Nhận xét:

Kết quả thu được cho thấy các kỹ năng trong nhóm này đều có số trung vị ở mức trung bình (>1). Có nghĩa là các ý kiến đánh giá các kỹ năng trên đều cần thiết. (Bảng 2.3)

* Nhóm 4: Các kỹ năng chuyên biệt.

Bảng 2.4. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng chuyên biệt.

Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình

KN chuyên biệt 5 61 166 2.72 KN chuyên biệt 6 61 163 2.67 KN chuyên biệt 4 61 134 2.20 KN chuyên biệt 7 61 105 1.72 KN chuyên biệt 3 61 105 1.72 KN chuyên biệt 2 61 104 1.70 KN chuyên biệt 1 61 68 1.11 KN chuyên biệt 8 61 0 .00 Nhận xét:

- Kết quả bảng trên cho thấy: những kỹ năng có số trung vị tương đối cao tập trung ở các kỹ năng từ số 1-> 7, cho thấy giáo viên mầm non cần thiết phải có các kỹ năng chuyên biệt đặc thù của ngành nghề như: Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, gấp giấy;

Xếp hình, làm mô hình; Làm và sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học và máy tính; Đàn, hát, múa và vận động theo nhạc; Đọc, kể chuyện diễn cảm và đóng kịch và biểu diễn rối…

- Riêng kỹ năng số 8 có số trung vị bằng .00 nên chúng tôi loại bỏ vì kỹ năng này không cần thiết. (Bảng 2.4)

2.2.2- THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SƯ PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ hình thành kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non, đề tài tiến hành lấy ý kiến:

- Giảng viên sư phạm ngành giáo dục mầm non của trường CĐSP Mẫu giáo TW3 về mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm của sinh viên năm cuối (giáo viên mầm non tương lai).

- Sinh viên năm cuối của trường CĐSP Mẫu giáo TW3 tự đánh giá mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của mình qua đợt thực tập sư phạm cuối khóa.

- Giáo viên mầm non (đang công tác) tự đánh giá mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của mình.

- Cán bộ quản lý Trường mầm non đánh giá mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non.

2.2.2.1- Mức độ hình thành trên từng nhóm kỹ năng.

Tổng hợp ý kiến chung của 4 đối tượng trên về mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm tronghoạt động dạy học của giáo viên mầm non theo từng nhóm kỹ năng cho thấy ( xem bảng 2.5):

Bảng 2.5. Kết quả về mức độ hình thành trên từng nhóm kỹ năng và toàn thể. Nhóm người KN nhận thức KN thiết kế KN giao tiếp, tổ chức KN chuyên biệt GVSP 1.36 1.36 1.42 1.57 CBQL 1.67 1.59 1.66 1.67 GVMN 2.13 2.17 2.15 2.00 SVNC 1.83 1.90 1.90 1.95 Toàn thể 1.88 1.93 1.93 1.93 Nhận xét:

Giảng viên sư phạm đánh giá sinh viên năm cuối: các nhóm kỹ năng nhận thức, thiết kế, giao tiếp, tổ chức đều ở mức độ kém. Nhóm kỹ năng chuyên biệt thì ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao.

Sinh viên năm cuối tự đánh giá: tất cả các nhóm kỹ năng đều ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao và kém.

Cán bộ quản lý khi đánh giá giáo viên mầm non: tất cả các nhóm kỹ năng đều ở mức độ trung bình . Không có mức độ khá cao và kém.

Giáo viên mầm non tự đánh giá: tất cả các kỹ năng đều ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao và kém.

- Nhìn vào số liệu toàn thể cho biết kết quả đánh gía mức độ hình thành các kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non trong hoạt động dạy học đạt tỷ lệ trung bình khoảng 100%. Không có mức độ khá cao và kém.

- Có sự khác biệt giữa đánh giá mức độ hình thành các kỹ năng của nhóm giảng viên sư phạm với nhóm sinh viên năm cuối, sự khác biệt này rất có ý nghĩa, giảng viên sư phạm cho rằng mức độ hình thành kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của sinh viên năm cuối trong đợt thực tập còn kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá mức độ hình thành các kỹ năng của nhóm cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thì có sự tương đồng đều cho là đạt trung bình. ( xem bảng 2.5)

2.2.2.2- Mức độ hình thành trên từng kỹ năng cụ thể.

Tổng hợp ý kiến chung của 4 đối tượng trên về mức độ hình thành những kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non theo từng kỹ năng cụ thể cho thấy: * Nhóm kỹ năng nhận thức. Bảng 2.6. Mức độ hình thành trên từng kỹ năng nhận thức. Đểm trung bình của từng nhóm người Nội dung từng kỹ năng Điểm TB chung SD GVSP CBQL GVMN SVNC Kỹ năng số 1:

Tiếp cận được các loại chương trình CSGD trẻ

2.10 0.61 1.79 1.88 2.19 2.1

Kỹ năng số 2:

Quan sát trẻ, hiểu, lôi cuốn, thuyết phục trẻ 1.95 0.69 1.43 1.65 2.22 1.88

Kỹ năng số 3: Xác định và đánh giá mức độ phát triển của từng đứa trẻ 1.81 0.69 1.07 1.65 2.06 1.76 Kỹ năng số 4:

Thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn để xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.

1.78 0.72 1.36 1.47 2.04 1.71

Kỹ năng số 5:

Phát hiện kịp thời những biến đổi về tâm, sinh lý và thể lực của từng trẻû.

1.86 0.73 1.14 1.59 2.17 1.79

Kỹ năng số 6:

Phân tích kinh nghiệm của người khác để vận dụng những tiến bộ vào hoạt động sư phạm

1.83 0.70 1.14 1.88 2.09 1.76

Kỹ năng số 7:

Nhận ra năng lực của bản thân và đồng nghiệp

1.98 0.66 1.64 1.82 2.19 1.92

Kỹ năng số 8:

Tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng. 1.77 0.74 1.29 1.41 2.09 1.70

Kết quả trên cho thấy mức độ hình thành kỹ năng nhận thức của giáo viên mầm non trong hoạt động dạy học:

Giảng viên sư phạm đánh giá sinh viên năm cuối: các kỹ năng số 2, 3, 4, 5, 6, 8 có điểm trung bình <1.50. Nghĩa là các kỹ năng này được đánh giá ở mức độ

kém (số có sơn màu), Riêng kỹ năng số 1 và 7 có điểm trung bình >1.5 <2.5. Nghĩa là 2 kỹ năng này được đánh giá ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao. Như vậy đa số các kỹ năng nhận thức của sinh viên năm cuối ở mức độ kém, cần phải rèn luyện thêm.

Trong khi đó sinh viên năm cuốitự đánh giá tất cả các kỹ năng đều ở mức độ trung bình . Không có mức độ khá cao và kém.

Về phía cán bộ quản lý khi đánh giá giáo viên mầm non cho rằng kỹ năng số 1 và 2 ở mức độ kém, các kỹ năng từ số 3 -> 8 thì ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao.

Trong khi đó giáo viên mầm non tự đánh giá tất cả các kỹ năng đều ở mức độ trung bình. Không có mức độ khá cao và kém.

Qua phân tích trên thấy được cách đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm so với cách tự đánh giá của giáo viên mầm non và sinh viên năm cuối có sự chênh lệch. Điều này cho thấy cách tự đánh giá của giáo viên mầm non và sinh viên năm cuối có thể còn chủ quan.Trong đào tạo và bồi dưỡng cần lưu ý hình thành và hoàn thiện những kỹ năng sư phạm còn ở mức độ kém và trung bình cho họ. (Bảng 2.6)

* Nhóm kỹ năng thiết kế.

Bảng 2.7. Mức độ hình thành trên từng kỹ năng thiết kế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non (Trang 45)