Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non (Trang 72 - 105)

9. Đóng góp của đề tài

3.4. Kết quả thử nghiệm

Trước khi tác động sư phạm tiến hành điều tra bằng phiếu (phụ lục 7)

Sau 3 tháng tác động các biện pháp nêu trên, tiến hành lấy ý kiến bằng phiếu điều tra (phụ lục 8). Xử lý kết quả cho thấy.

Bảng 3.1: Kết quả tự đánh giá của giáo viên mầm non (trước và sau thử nghiệm).

Điểm

Nhóm GVMN trước và sau thử nghiệm

Khá cao TB Kém 1 KN nhận thức GVMN trước TN KN nhận thức GVMN sau TN 5.2% 26% 53.6% 61% 31.2% 13% 2 KN thiết kế GVMN trước TN KN thiết kế GVMN sau TN 7.8% 17.6% 55.8% 63.6% 36.4% 18.8%

3 KN G.tiếp-TC của GVMN trước TN

KN G.tiếp-TC của GVMN sau TN

4.6% 32.4% 58.2% 53.4% 37.2% 14.2%

4 KN chuyên biệt GVMN trước TN

KN chuyên biệt GVMN sau TN

4.5% 25.9% 53% 58.9% 42.5% 15.2% Nhận xét:

Trước thử nghiệm: Kết quả cho thấy giáo viên mầm non tự đánh giá về kỹ

năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển ngôn ngữ trước khi có biện pháp tác

động ở mức độ kém chiếm 36.8%. Mức độ trung bình chiếm 55.2%. Mức độ khá cao chiếm 5.5%. Như vậy chứng tỏ kỹ năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển

ngôn ngữ của giáo viên mầm non trong thực tế còn tập trung nhiều ở mức độ kém và trung bình.

Sau thử nghiệm: Kỹ năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển ngôn ngữ

của giáo viên mầm non đạt mức độ trung bình tăng, chiếm 59.2%. Đặc biệt mức độ khá cao tăng lên, chiếm 25.5%. Mức độ kém giảm, chiếm 15.3%

Điều này cho thấy, qua đợt thử nghiệm cósự khác biệt trong việc tự đánh giá của giáo viên mầm non. Điều này nói lên các biện pháp thử nghiệm có tác động hiệu quả. Cụ thể, khi được củng cố về mặt nhận thức và các kỹ năng được thực hiện đồng thời thì kết quả có sự thay đổi tích cực. Mức độ hình thành và phát triển kỹ năng trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non đạt mức khá hơn.

So với trước thử nghiệm mức độ hoàn thiện các kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy giờ phát triển ngôn ngữ của giáo viên mầm non sau thử nghiệm có tiến bộ rõ rệt. (Bảng 3.1 và biểu đồ 3.2)

BIỂU ĐỒ 3.2. Mức độ tự đánh giá của giáo viên mầm non (trước và sau thử nghiệm). 0 10 20 30 40 50 60 Trước Sau Khá cao Trung Bình Kém

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá giáo viên mầm non của cán bộ quản lý (trước và sau thử nghiệm).

Điểm Nhóm CBQL trước và sau thử nghiệm

Khá cao TB Kém 1 KN nhận thức CBQL trước TN KN nhận thức CBQL sau TN 12.3% 42.9% 64.3% 51.3% 23.4% 5.8% 2 KN thiết kế CBQL trước TN KN thiết kế CBQL sau TN 9% 33.8% 61.7% 56.5% 29.3% 9.7%

3 KN G.tiếp-TC của CBQL trước TN KN G.tiếp-TC của CBQL sau TN

12.2% 34.7% 57.4% 57.7% 30.4% 7.6%

4 KN chuyên biệt CBQL trước TN KN chuyên biệt CBQL sau TN

10.6% 28.1% 64.4% 63.6% 25% 8.3% Nhận xét:

Trước thử nghiệm: Kết quả giáo viên mầm non được cán bộ quản lý đánh giá về kỹ năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển ngôn ngữ trước khi có biện pháp tác động có mức độ kém chiếm 27%. Mức độ trung bình chiếm 62%. Mức độ khá cao chiếm 11%. Như vậy kỹ năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển ngôn ngữ của giáo viên mầm non trong thực tế còn ở mức độ kém nhiều.

Sau thử nghiệm: Kết quả cho thấy cán bộ quản lý đánh giá giáo viên mầm non về kỹ năng sư phạm trong giờ dạy môn phát triển ngôn ngữ sau khi có biện pháp tác động có sự thay đổi. Mức độ kém giảm, chiếm 7.8%. Mức độ trung bình có tăng lên nhưng không đáng kể chiếm 57.3%. Mức độ khá cao tăng nhiều, chiếm 34.9%. Qua đó cho thấy các biện pháp tác động có hiệu quả. (Bảng 3.3)

Cách đánh giá của cán bộ quản lý có phần thoáng hơn, họ cho rằng sau khi được tập huấn, bồi dưỡng thì “tay nghề” của các giáo viên mầm non có nâng lên

rõ rệt, nhất là mức độ hình thành và hoàn thiện của nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức sau thử nghiệm so với trước thử nghiệm được tăng cao, biện pháp tác động có hiệu quả.

BIỂU ĐỒ 3.4. Mức độ đánh giá giáo viên mầm non của cán bộ quản lý (trước và sau thử nghiệm).

* Kết luận chương 3.

Qua dự giờ các giáo viên mầm non nhóm thử nghiệm, tham gia bình giảng cùng với cán bộ quản lý và thảo luận rút kinh nghiệm cộng với kết quả điều tra nhận thấy có sự thay đổi mức độ những kỹ năng trong hoạt động dạy giờ phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: nhận thức được sự đổi mới trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ (về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, cách đánh giá). Giáo viên chú ý lắng nghe và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc bằng cách đưa ra những tình huống ngôn ngữ để trẻ luyện tập, giáo viên xây dựng nội dung và hình thức tổ chức giờ học phù hợp với nhóm tuổi và với từng đứa trẻ (giờ hoạt động chung, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân). Giáo viên xử lý tình huống sư

0 10 20 30 40 50 60 70 Trước Sau Khá cao Trung bình Kém

phạm tốt, tăng cường tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ, thi đố chữ . .v v kích thích được sự tích cực hoạt động của mọi đứa trẻ trong nhóm. Giáo viên có lưu ý đến những đứa trẻ cá biệt và đã có hình thức dạy học riêng.Giờ học đã được sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học có hiệu quả. Đặc biệt có giáo viên đã tổ chức cho trẻ đóng kịch, dẫn chương trình, biểu diễn rối . . giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc tốt. Như vậy tác động sư phạm lên sự hoàn thiện kỹ năng dạy học bước đầu cho kết quả đáng kể. Cần thiết phải tổ chức định kỳ các đợt tập huấn và bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao “tay nghề” cho đội ngũ giáo viên mầm non.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN.

1- Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Đội ngũ Giáo viên mầm non là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Họ không những có chức năng là nhà giáo - giáo dục trẻ mà còn là người mẹ, người thầy thuốc, người nghệ sĩ, người bạn của trẻ mầm non - chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ, chơi mà học với trẻ. Với những chức năng đặc thù của nghề giáo viên mầm non nêu trên, họ cần được hình thành và hoàn thiện các kỹ năng nghề, đặc biệt là các kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học.

Thật cần thiết phải xác định được hệ thống các kỹ năng sư phạm và đánh giá được mức độ hình thành, hoàn thiện chúng. Đề tài đã giải quyết được nhiệm vụ đặt ra. Đã xác định được hệ thống kỹ năng sư phạm mầm non gồm 4 nhóm cơ bản như:

- Nhóm kỹ năng nhận thức. - Nhóm kỹ năng thiết kế.

- Nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức. - Nhóm kỹ năng chuyên biệt.

Mỗi nhóm kỹ năng bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau. Chúng liên quan với nhau thành một hệ thống, nếu người giáo viên mầm non trong quá trình học tập ở trường Sư phạm và làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non được nhận thức và rèn luyện chúng cho hoàn thiện thì sẽ có tay nghề cao.

2- Trên cơ sở hệ thống kỹ năng được xác lập đề tài đã khảo sát mức độ hình thành các kỹ năng ở giáo viên mầm non (sinh viên năm cuối của trường CĐSP và giáo viên mầm non hiện đang làm việc tại các cơ sở mầm non). Kết quả khảo sát

cho thấy đa số các kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non và sinh viên năm cuối còn ở mức độ trung bình, chưa đạt mức khá cao. Một số kỹ năng chỉ đạt mức kém như: kỹ năng dự kiến một số tình huống có thể xảy ra; kỹ năng thấy trước những khó khăn và biết cách phòng tránh; kỹ năng thiết lập môi trường hoạt động cho trẻ một cách khoa học; kỹ năng quan sát trẻ, hiểu, lôi cuốn, thuyết phục trẻ; kỹ năng tổ chức để trẻ chủ động các hoạt động tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới; kỹ năng khuyến khích trẻ thắc mắc, trả lời, nhận xét và bổ sung câu hỏi; kỹ năng sử dụng được các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

Qua quan sát hoạt động dạy học ở một số trường mầm non, qua các đợt thực tập sư phạm của sinh viên năm cuối, những kết quả điều tra là đúng với thực tế. Do vậy rất cần có các biện pháp tác động sư phạm để hình thành và hoàn thiện các kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non và sinh viên sư phạm mầm non.

3- Phân tích lý luận và kết quả điều tra thực trạng cho phép đề xuất các biện pháp tác động như:

- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng GVMN. - Bồi dưỡng kiến thức về các kỹ năng sư phạm cơ bản của giáo viên mầm non trong đó tập trung vào những kỹ năng trong hoạt động dạy học. Bằng cách tập huấn chuyên đề “Tâm lý học hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non”.

- Tổ chức rèn kỹ năng trong hoạt động dạy học qua việc lên tiết mẫu, dự giờ rút kinh nghiệm. Tăng thời gian tập dạy, thao giảng thường xuyên có rút kinh nghiệm của giảng viên sư phạm.

- Tập huấn về phương pháp giảng dạy. Tổ chức các lớp học cho giáo viên mầm non để bồi dưỡng kiến thức về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, về đổi mới phương pháp giáo dục mầm non...

- Tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại và tập huấn cách sử dụng chúng.

- Sinh viên và giáo viên mầm non tự rèn kỹ năng sư phạm, củng cố và điều chỉnh các kỹ năng được hình thành một cách hoàn thiện hơn.

4- Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp bước đầu cho thấy sau thử nghiệm mức độ hình thành các kỹ năng có tăng lên. Nếu có điều kiện tác động đồng bộ và với thời gian thích hợp chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn. Điều này cho thấy các biện pháp đưa ra là có tính khả thi.

KIẾN NGHỊ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

* Đối với giảng viên sư phạm.

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên sư phạm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nên đổi mới theo hướng tích cực hóa người học, phương pháp tiếp cận tích hợp luôn gắn chặt với phương pháp tiếp cận hoạt động nhằm xây dựng nên một cung cách đào tạo mới được mang tên sư phạm tích hợp. Giảng viên sư phạm chú ý xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, đặc biệt là mục tiêu về kỹ năng sư phạm.

Động viên, khuyến khích sinh viên chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và thuyết trình, phân tích chúng kết hợp với thực tiễn (tránh thuyết giảng lý luận suông), xử lý các bài tập tình huống cụ thể, sinh động.

Tính cực sử dụng các phương pháp thực hành để sinh viên có điều kiện rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp bước đầu được hình thành: tổ chức tập dạy, kiến tập thường xuyên, thực tập tập trung.

- Nên đưa vào chương trình đào tạo môn Tâm lý học sư phạm mầm non, nhất là chuyên đề “Tâm lý học hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non”, chuyên đề nghiệp vụ sư phạm để rèn kỹ năng nghề cho sinh viên.

* Ngoài ra có thể rèn luyện kỹ năng sư phạm qua các hoạt động giáo dục khác như:

- Tổ chức các hội thi: “Nghiệp vụ sư phạm”, động viên sinh viên tham gia một cách tích cực và sáng tạo. Biện pháp này giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết tốt các tình huống trong giờ dạy trẻ, sinh viên có điều kiện bộc lộ năng lực thực tiễn của mình và kiểm nghiệm thực tiễn. Thông qua hội thi này sinh viên có điều kiện thuận lợi để rèn luyện kỹ năng sư phạm và có sự liên hệ giữa lý luận đào tạo giáo viên mầm non với thực tiễn giáo dục mầm non.

- Tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tình nguyện tham gia “Mùa hè xanh” hàng năm để hỗ trợ công tác dạy trẻ cho địa phương. Biện pháp này giúp sinh viên biết chủ động trong việc rèn luyện, thực tập thêm kỹ năng dạy học của mình.

* Đối với sinh viên trường sư phạm mầm non.

- Sinh viên nên tự đọc tài liệu, tự rèn kỹ năng dạy học. Việc tích cực tham gia luyện tập trong các giờ tập dạy trên lớp sẽ giúp cho sinh viên nhận thức được việc trang bị những kỹ năng sư phạm rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này bằng phương pháp phân tích và nghiên cứu về cơ sở lý luận của kỹ năng sư phạm và hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non. Sinh viên cần dự giờ nhiều để phân tích rút kinh nghiệm từ những giờ dạy của bạn và của giáo viên mầm non đặc biệt là những giáo viên lành nghề.

* Đối với giáo viên mầm non:

- Đội ngũ giáo viên mầm non phải được đào tạo đúng chuẩn. Họ phải được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới về đổi mới giáo dục mầm non.

- Giáo viên mầm non cần tiếp tục tự rèn luyện những kỹ năng sư phạm một cách chủ động, linh hoạt trong hoạt động dạy học của mình.

* Đối với cán bộ quản lý trường mầm non:

- Khuyến khích giáo viên mầm non áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau một cách sáng tạo, cho phép giáo viên mầm non linh hoạt trong việc xác định lựa chọn và tổ chức hoạt động dạy học phong phú giúp trẻ hứng thú tìm hiểu khám phá theo nhiều cách khác nhau.

- Tổ chức tạo điều kiện về vật chất và động viên tinh thần để giáo viên mầm non tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, các khóa học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ mầm non, tham gia hội thảo về chương trình đổi mới trên phạm vi trong ngành mầm non.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdoubliana. O. A. (1980), Vấn đề hình thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm trong công tác tổ chức giáo dục cho học sinh.

2. Nguyễn Văn An (1992), “Hệ thống kỹ năng giáo dục trên lớp của môn Giáo dục học và quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm đó cho giáo sinh/ sinh viên”, Luận án PTS, ĐHSP Hà Nội.

3. Arkhangenxki.X.L (1981), Tập bài giảng về tổ chức dạy học theo khoa học ở đại học, NXB Đại học, M.1970, Bản dịch của Tổ tư liệu, ĐHSP Hà Nội 1.

4. Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Chỉ thị về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lyù, Hà Nội.

5. Nguyễn Việt Bắc (1997), Xây dựng quy trình hình thành hệ kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm tiểu học, Đề tài NC KH – Sở KHCN & MT TP. HCM.

6. Đinh Quang Báo - Trịng Đông Thư, (2004) – “Quy trình rèn luyện kỹ năng soạn bài giảng cho sinh viên”. Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.

7. Bondyrev. N.L. (1980), Những cơ sở của việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ Giáo viên (1998), Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non, Kỷ yếu Hội thảo

10. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Nghiệp vụ Sư phạm – Vấn đề lớn của các trường Sư phạm hiện nay, NXB Giáo dục.

11.Trần Thị Ngọc Chúc (2006), Biện pháp tổ chức việc rèn luyện kỹ năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non (Trang 72 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)