ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” docx (Trang 68 - 69)

- Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao, trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có mức thu nhập thấp

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ

SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ HƯƠNG TRÀ

Định hướng cho hoạt động sản suất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau:

- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. Toàn huyện có 3.279,0 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su là 2.272,82 ha. Như vậy, phần lớn diện tích trồng cây lâu năm của huyện đã được trồng cây cao su, bên cạnh đó còn có 11.004,9 ha đất chưa sử dụng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền huyện có phương pháp khai hoang, cải tạo để có thể quy hoạch thành vùng trồng cây cao su.

- Lực lượng lao động dư thừa (làm nội trợ, thất nghiệp…) hiện nay ở địa phương khá nhiều: 5.583 lao động, đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm, đặc biệt là cây cao su vì yêu cầu sản xuất cao su cần phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định. Một lợi thế nữa cần phải kể đến là lao động địa phương có truyền thống cần cù, chịu khó học hỏi.

- Thị trường là yếu tố rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Tại địa bàn huyện không những thuận lợi về thị trường đầu vào mà thị trường đầu ra cũng rất đảm bảo do hệ thống thu mua mủ của các thu gom và đặc biệt là công ty cao su Quảng Trị rất đảm bảo.

- Ngoài ra, không thể thiếu được là các quyết định mang tính chất pháp lý, định hướng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Hương Trà. Các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, huyện trong giai đoạn 2001 – 2010...

Trên đây là những căn cứ cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý của địa phương qua quá trình nghiên cứu để chúng tôi làm cơ sở đề xuất những định hướng cơ bản sau:

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

- Khuyến khích người dân trồng mới diện tích cao su để đảm bảo kế hoạch đặt ra của Huyện đến năm 2010 sẽ có tổng diện tích là 2522,82 ha.

- Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và công ty cao su Quảng Trị không phải mang tính cơ hội như hiện nay mà phải thực sự bền chặt và có quy ước rõ ràng để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời sản phẩm của họ làm ra sẽ không bị tư thương ép giá.

- Chăm sóc và cải tạo tốt vườn cây đã trồng để nhằm nâng cao chất lượng mủ và ổn định sản xuất.

- Tận dụng nguồn lao động dư thừa tại địa phương vào sản xuất cao su.

Như vậy, định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là mở rộng diện tích cao su nếu có dự án (thêm 250 ha đến năm 2010 và 460 ha đến năm 2015) và chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có. Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển để cây cao su thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” docx (Trang 68 - 69)