Hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” docx (Trang 46 - 50)

- Các phương tiện thị trường:

6. Tham gia tập huấn Có

2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Sản xuất nông nghiệp ngày nay là nền sản xuất hàng hóa, do vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến quyết định của người dân.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các nông hộ, chúng ta tiến hành phân tích số liệu ở bảng 16.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng, trong 4 năm đầu thuộc thời kỳ kinh doanh thì năm thứ nhất có mức thu thấp nhất. Trung bình 1ha cao su thu được 21,6 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí TC trong năm này là 9,795 triệu đồng, trung bình một đồng chi phí bỏ ra tạo được 2,21 đồng giá trị sản xuất và 1,21 đồng giá trị gia tăng. Như vậy, đây là năm hoàn vốn hoạt động, là năm đầu tiên của thời kỳ kinh doanh nên các hộ thường đầu tư mạnh về phân bón cho cây trồng để chuẩn bị cho việc mở miệng cạo, hoạt động này chiếm một khoản chi phí khá lớn đối với hộ nông dân. Ngoài ra, trong năm đầu này trên địa bàn huyện bị thiệt hại bởi cơn bão số 6 nên năng suất cũng chưa cao (khoảng 15kg/ha/ngày).

Vào năm thứ 2 của thời kỳ kinh doanh, do bà con kịp thời chăm sóc tốt vườn cây nên số lượng diện tích đưa vào khai thác vẫn đáp ứng dự kiến và do giá đầu ra tăng nên kết quả sản xuất từ cây cao su vẫn tăng đều, hiệu quả sản xuất tăng nhiều so với năm thứ nhất. Bình quân 1ha cao su thu được 28,8 triệu đồng tăng 33,3 % so với năm thứ nhất. Đây là mức tăng khả quan đúng với đặc tính của cây Cao su năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn đầu khai thác. Tính bình quân 1 đồng cho phí bỏ ra mang lại 1,89 đồng giá trị gia tăng, tăng 1,56 lần so với năm thứ nhất. Những bất lợi về điều kiện thời tiết đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh cây cao su cũng như khả năng chăm sóc, đầu tư của các hộ trong những năm tiếp theo. Như ta thấy, giá cả vật tư tăng lên cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất cũng tăng và ở năm thứ 3, tuy doanh thu tăng so với năm thứ 2 và một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,42 đồng giá trị sản xuất nhưng so với mức tăng năm thứ hai thì lại có xu hướng giảm.

Bảng 16: Hiệu quả sản xuất trên một ha cao su hàng hóa

ĐVT: 1000đ

Nguồn: Số liệu điều tra 2008

Chỉ tiêu Kiến thiết cơ bản Kinh doanh

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.c.phí (TC) 6.053 2.039 1.224 2.604 2.930 3.655 3.655 6.730 9.795 9.975 14.755 20.950 FV của TC 17.618 5.386 2.934 5.664 5.783 6.546 5.940 9.925 13.108 12.114 16.260 20.950 Tích lũy TC 17.618 23.004 25.938 31.602 37.385 43.931 49.871 59.796 72.904 85.018 101.278 122.228 GO - - - 21.600 28.800 35.640 59.400 FV của GO - - - 28.907 34.975 39.275 59.400 Tich lũy GO - - - 28.907 63.882 103.157 162.557 GO – TC - - - 11.805 18.825 20.885 38.450 (GO-TC)/TC - - - 1,21 1,89 1,42 1,84 GO/ TC - - - 2,21 2,89 2,42 2,84 HV Đầu tư - - - (-43.997) (-21.136) 1.879 40.329

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người dân trồng cao su trên địa bàn huyện đã có thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư vào vườn cây, khắc phục ảnh hưởng của cơn bảo số 6, điều này đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Doanh thu mang lại từ vườn cây là 35,640 triệu đồng/ha, tăng 23,8% so với năm thứ 2. Một đồng chi phí bỏ ra mang lại 2,42 đồng giá trị sản xuất. Đăc biệt, năm 2008 giá phân bón và thuốc BVTV tăng cao nên chi phí cũng tăng theo, đây cũng là năm Cao su được giá nên một đồng chi phí bỏ ra mang lại 2,84 đồng giá trị sản xuất, là dấu hiệu đáng mừng cho người dân trồng Cao su trên đất Hương Trà. Vào thời gian này vườn cây đã đi vào giai đoạn cho mủ ổn định, cùng với những thuận lợi trong yếu tố giá cả đầu ra đã tạo ra hiệu quả kinh tế rõ nét, điều này sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người dân cũng như tương lai cây Cao su trên địa bàn huyện.

Bảng 17: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng cây Cao Su

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

- Thời kỳ KTCB Năm 8

- Đầu tư KTCB bq/ha 1000 đ 28.890

- Năm hoàn vốn hoạt động Năm 9

- Năm hoàn vốn đầu tư Năm 11

- NPV năm thứ 11 1000 đ 1.879

Nguồn: số liệu điều tra năm 2008

Do cây cao su là cây trồng lâu năm, các khoản đầu tư được trải đều qua các năm. Vì thế, để tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư của các nông hộ chúng tôi đã tiến hành quy đổi các khoản đầu tư (TC), khoản thu (GO) trong quá khứ về giá trị tại cùng một thời điểm vào năm thứ 4 của thời kỳ kinh doanh (năm 2008) với lãi suất chiết khấu (lãi

suất cho vay mỗi hộ) là 0,85%/tháng hay 10,2%/năm với thời hạn vay là 08 năm (theo ngân hàng NN & PTNT). Với cách tính như trên thì đến năm thứ 11 doanh thu tích lũy là 103,157 triệu đồng, trong khi đó tích lũy chi phí là 101,278 triệu đồng. Như vậy, thời điểm này doanh thu đã bù đắp được chi phí cho cả chu kỳ đầu tư, do đó năm thứ 11 là năm thu hồi vốn đầu tư của Hộ.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” docx (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w