- Các phương tiện thị trường:
6. Tham gia tập huấn Có
2.5.2. Các nhân tố vi mô
* Quy mô diện tích đất
Qua điều tra chúng tôi thấy rằng quy mô diện tích trồng cao su của các hộ gia đình không lớn, trung bình 1,52 ha. Trong đó số hộ có diện tích 1 ha rất nhiều do lúc dự án triển khai người dân chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả cây cao su mang lại nên không dám nhận nhiều đất. Số hộ có diện tích từ 3 ha trở lên chiếm tỉ trọng ít, nhưng lại không tập trung mà phân tán nhỏ lẻ, điều này gây khó khăn trong việc chăm sóc, khai thác và quản lý vườn cây. Thực tế, trung bình cứ 50 hộ có diện tích trên 3 ha thì chỉ có 5 hộ là có diện tích tập trung. Với diện tích như vậy việc xây dựng các con đường lên Lô cũng gặp rất nhiều trở ngại và khó quy hoạch. Hiện nay, khi người dân đã thấy được hiệu quả của cây Cao su thì quỹ đất trên địa bàn huyện có giảm mạnh do chuyển sang trồng rừng theo Dự án WB3.
* Năng lực về vốn
Vốn là yếu có tính chất gần như quyết định đến khả năng đầu tư cho vườn cây của các nông hộ. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng hầu hết người dân trên vùng gò đồi có năng lực về vốn rất hạn chế, họ trông chờ vào sự hỗ trợ từ dự án. Việc huy động và sử dụng vốn của người dân cũng có nhiều vấn đề:
- Các hộ trồng cao su theo chương trình 327CT của Chính phủ, chương trình có chính sách cho người dân vay vốn theo hàng năm, trả lãi rất rõ ràng khoảng 0,5%/tháng.Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho các hộ khi tiến hành vay vốn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khâu này giải quyết còn chậm. Do đó, khi người dân tiến hành trồng mới cao su mà vẫn chưa có được nguồn vốn nào, chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có và vay mượn bạn bè, người thân.
- Hơn nữa, cách thức vay vốn rườm rà gây ra không ít khó khăn cho người dân. Từ đó một số ít hộ gia đình mang tâm lý “làm cũng không được”, nên hộ không quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt hơn, một bộ phận nhỏ người dân tộc chưa thật tin tưởng cây cao su sẽ không đứng vững trên địa bàn, họ ít quan tâm hoặc có tâm lý “sợ phải trả nợ” nên họ thường đầu tư bằng nguồn vốn tự có, ít quan tâm đến các nguồn vốn tín dụng khác. Vấn đề huy động vốn đã khó nhưng cách sử dụng vốn của các hộ gia đình chưa tập trung. Nhiều hộ nhận được vốn vay về nhưng đầu tư vào hoạt động sản xuất cây cao su chưa đầy một phần hai, còn lại sử dụng cho các mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các vườn cây sau này.
Từ năm 2002, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp trên địa bàn cũng tiến hành cho vay để phát triển mô hình cao su tiểu điền với mức lãi suất 0,85%/ tháng với thời hạn vay 7- 8 năm. Tuy nhiên, việc giải ngân cho người dân tiến hành rất chậm, mỗi lần khoảng 1 triệu/ha (02 lần/ năm), bên cạnh đó giả cả vật tư tăng cao không đủ để đầu tư tốt cho vườn cây. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của vườn cây tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu.
* Trình độ chuyên môn
Việc tiếp cận đến kỹ thuật trồng và sản xuất cây cao su của người dân trên địa bàn mới chỉ phổ biến từ khi triển khai dự án ĐDHNN (năm 2002), do đó kinh nghiệm và trình
độ chuyên môn còn hạn chế. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã được tiến hành song hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, người dân một số nơi trên địa bàn vẫn xem nhẹ kỹ thuật canh tác vườn cây nên hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao.
* Nhân tố Lao động
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su thì phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy lao động của các hộ vẫn còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Kiến thức canh tác qua từng giai đoạn phát triển cây cao su chưa sâu nên đa số phải thuê lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, số lượng lao động này rất ít, họ thường xuất thân từ lao động của công ty cao su hoặc được đào tạo qua các lớp do công ty tổ chức.
Bảng 19: Nhu cầu lao động
Chỉ tiêu Số lượng (người)
Lao động bình quân/hộ 2,91
Nhu cầu lao động bình quân/ha TK KTCB 2
TK KD 3
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Như vậy, một thực tế đặt ra trên địa bàn nghiên cứu là lực lượng lao động khá nhiều nhưng lao động qua đào tạo thì còn thiếu. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Người lao động chưa có ý thức về việc học kỹ thuật, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật, chưa có sự định hướng từ các cấp chính quyền về vấn đề đào tạo lao động kỹ thuật cho các hộ gia đình chỉ mới dừng lại ở tập huấn ngắn hạn. Nhìn chung, tại các xã chúng tôi điều tra hiện nay diện tích khai thác còn ít nên lực lượng lao động còn dư thừa, có một số đi làm ăn xa. Tuy nhiên, đến năm 2010 trở đi khi mà hầu hết diện tích đã đi vào khai thác thì tình trạng thiếu lao động sẽ xảy ra. Chính vì thế, chính quyền địa phương
cần có chính sách phù hợp để thu hút lại lực lượng lao động trên địa bàn phục vụ tốt cho việc sản xuất Cao su.