Chương ba: một số biện pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank :
3.3.2.2, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống doanh nghiệp:
hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn có nhiều biến đổi. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, điều đó có nghĩa là có nhiều vấn đề cần phải qui định hơn.
Với việc tăng lên về số lượng thì chất lượng của các doanh nghiệp là điều đáng được quan tâm. Chính phủ cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp từ việc : cấp giấy phép kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, hiệu quả tài chính, cần phải đảm bảo về năng lực vốn cũng như năng lực về nhân sự…. Đồng thời phải qui định bắt buộc với các doanh nghiệp thực hiện đúng nguyên tắc, qui trình bắt buộc về phương pháp kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp…Tuy nhiên việc quản lý của Chính phủ cũng dựa trên cơ sở tăng cường tính độc lập cho doanh nghiệp và chỉ quản lý ở tầm vĩ mô và mang tính hướng dẫn.
Kết luận:
Trong thời điểm hiện tại, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những biến chuyển lớn. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề toàn cầu hoá đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ngành ngân hàng – tài chính. Nhũng tác động của ngành ngân hàng – tài chính tới nền kinh tế của một quốc gia vô cùng to lớn, nó là động lực thúc đẩy nền kinh tế đồng thời cũng chịu tác động của nền kinh tế. Đây là một ngành hết sức nhạy cảm. Chính vì vậy nên việc giành những mối quan tâm đúng mức tới ngành ngân hàng là viêc nên làm đối với một quốc gia. Nếu có những rủi ro với hệ thống ngân hàng , ngay lập tức sẽ dẫn đến rủi ro với hệ thống tài chình và ảnh hưởng tới tất cả các ngành còn lại trong nền kinh tế.
Việc quản lý rủi ro tín dụng với ngân hàng là vô cùng quan trọng. Đó là mục tiêu chung của các NHTM cổ phần cũng như các NHTM ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay nhằm tiến tới mục tiêu trở thành những định chế tài chính hiệu quả, an toàn và lành mạnh thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế của nước ta diễn ra một cách thuận lợi và bền vững.
Đối với NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - một trong những NHTM cổ phần đô thị hàng đầu của Việt Nam vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đã được xem trọng, thực hiện một cách nghiêm túc và đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi phần nào những thiếu sót. Chính vì vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình em xin được lựa chọn đề tài:
“ Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( Vpbank )”.
Đây là một đề tài lớn và có nhiều vấn đề phức tạp nên khi thực hiện em đã cố gắng hết sức để làm tốt và hoàn thành trong tầm hiểu biết của mình. Chính vì vậy nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sơ xuất. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sửa chữa của thầy giáo hướng dẫn em là thầy : Hoàng Xuân Quế và các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng – Tài Chính trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Đặc biệt em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Xuân Quế và các anh chị làm việc tại phòng tín dụng của Vpbank chi nhánh Ngô Quyền – Hà Nội nơi mà em đã thực tập. Sự giúp đỡ tận tình của thầy Hoàng Xuân Quế và các anh chị đã là niểm động viên giúp đỡ rất lớn đối với em để em có thể hoàn thành chuyên đề này một cách tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng Tư năm 2008. Sinh viên:
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – TS.Phan Thị Thu Hà. 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương PGS.TS Vũ Duy Hào.
3. Quản trị Ngân hàng thương mại – GS.TS Lê Văn Tư. 4. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – TS. Nguyễn Minh Kiều. 5. Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005, 2006, 2007. 6. Tạp chí ngân hàng.
7. Website của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam : http://www.Sbv.gov.vn
8. Website của NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank:
http://www.vpb.com.vn