Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam ( vpbank ) (Trang 48 - 50)

Chương ba: một số biện pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank :

3.2.6, Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh:

Hiện tại các công cụ tài chính phái sinh còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam và việc áp dụng chúng vẫn còn mới mẻ và dè dặt. Nhưng trong tương lai không xa thì việc sử dụng công cụ này như một biện pháp để phòng chống rủi ro tín dụng hữu hiệu.Những công cụ phái sinh thường được sử dụng: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng trao đổi...

Chứng khoán hoá các khoản nợ:

Đây là kỹ thuật tạo vốn rất phát triển tại các trung tâm tiền tệ lớn trên thế giới tại các thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước song đến bây giờ nó vẫn là một trong những biện pháp rất hay để phòng chống rủi ro tín dung. Biện pháp này được thực hiện như sau: ngân hàng sẽ bán những chứng khoán được phát hành trên một số tài sản nhất định của mình ( các khoản vay có thế chấp hay cho vay tiêu dùng ) ra ngoài thị trường. Ngân hàng sẽ nhận được khoản vốn đã bỏ ra để có được tài sản đó. Khi mà các khoản vay được thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán cho người đang sở hữu chứng khoán đó. những chứng khoán này được mua bán trên thị trường tự do. Việc sử dụng công cụ này cho ta thấy rõ hai lợi ích cơ bản của nó :

- Bảo đảm được tính thanh khoản và làm tăng khả năng quay cồn cho nguồn vốn, khiến nó không bị trì trệ bởi lí do khách hàng chưa có khả năng thanh toán.

- Các chứng khoán được đảm bảo bởi các tài sản do ngân hàng quản lý đồng thời ngân hàng có thể đưa các khoản vay này ra khỏi bảng cân đối kế toán, từ đó loại bỏ được các rủi ro tín dụng nếu như các khoản vay này không được hoàn trả hoặc nếu có sự thay đổi lãi suất bất lợi.

Bán các khoản cho vay:

Ngân hàng có thể bán các khoản vay cho các tổ chức khác như: công ty bảo hiểm, các ngân hàng khác… Công cụ này giúp cho ngân hàng phòng tránh được rủi ro với các khoản nợ lớn mà khả năng thu hồi không phải là thuận lợi. Như thế nó có thể bán cho các tổ chức tín dụng khác có khả năng tài chính lớn hơn. Mọi rủi ro không thu hồi được nợ đều do các tổ chức mua nợ gánh chịu.

Hịên nay thị trường mua bán các khoản nợ đã bước đầu hình thành và thu hút được nhiều sự chú ý của những người quan tâm. Công ty mua bán nợ tồn đọng của các doanh nghiệp được thành lập bời Bộ tài chính đã đi vào hoạt động hơn hai năm và xử lý được hàng trăm các khoản nợ khó đòi. Việc ra đời của loại hình dịch vụ này góp phần tích cực cho thị trường tín dụng hạn chế được nhiều rủi ro hơn.

Hợp đồng quyền tín dụng:

Ngân hàng phải trả môt khoản chi phí cho công ty kinh doanh quyến nếu ngân hàng mua quyền tín dụng tại công ty đó cho một khoản tín dụng mà ngân hàng lo lắng là có khả năng xảy ra tổn thất.Hợp đồng này đảm bảo thanh toán toàn bộ tiền vay cho ngân hàng nếu tổn thất nằm trong một mức nhất định nào đó hoặc không được thanh toán tuỳ theo thoả thuận của ngân hàng với công ty kinh doanh quyền. Và đương nhiên nếu rủi ro không xảy ra thì ngân hàng sẽ không nhận được gì từ

công ty kinh doanh quyền. Công cụ này giúp giảm bớt tổn thất cho ngân hàng nếu rủi rỏ tín dụng có xảy ra.

Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng:

Thị trường liên ngân hàng phát triển giúp cho việc trao đổi giữa các ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Công cụ hợp đồng trao đổi tín dụng này có nghĩa là: hai ngân hàng A và B cùng tìm đến một tổ chức trung gian tài chính là một công ty bảo hiểm C nào đó đồng ý lập một hơp đồng trao đổi tín dụng cho hai ngân hàng trên. Hai bên sẽ trao đổi với nhau những khoản tín dụng có cùng giá trị nhưng khác nhau về thị trường, về đối tượng khác nhau… nếu các ngân hàng nhận định các khoản tín dụng là phù hợp với ngân hàng họ thì họ sẽ đồng ý trao đổi. Công cụ này làm giảm nguy cơ rủi ro cho mỗi bên tham gia hợp đồng. Bởi với ngân hàng này thì đó là khoản rủi ro nhưng với ngân hàng khác thì không hẳn là như vậy.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam ( vpbank ) (Trang 48 - 50)