Đa dạng hóa và chuyên môn hóa các dịch vụ:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam ( vpbank ) (Trang 43 - 45)

Chương ba: một số biện pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank :

3.2.3, Đa dạng hóa và chuyên môn hóa các dịch vụ:

VPBank xác định cho mình nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong nhóm khách hàng này lại chia ra làm rất nhiều các đối tượng khác nhau trong nhóm ngành nghề khác

nhau nên nhu cầu của họ cũng là khác nhau. Ngân hàng nên tập trung vào nghiên cứu nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những sản phẩm mới vừa phù hợp vừa khác lạ so với các ngân hàng khác. Phát triển và đa dạng hóa các hình thức tín dụng là một trong những phương pháp hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả cao. Song đa dạng không có nghĩa là mỗi sản phẩm một chút, hay đơn giản là đưa ra các tên gọi khác nhau cho cùng một loại sản phẩm mà cần phải có những điểm nhấn nét khác biệt khác nhau cho mỗi sản phẩm. Những khác biệt đó thể hiện chính những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Để làm được điều này, VPBank cần phải đi sâu xát hơn với nhu cầu của khách hàng bằng cách tiếp cận với họ qua nhiều kênh như: qua những phiều thăm dò thị trường, do tiếp xúc của nhân viên ngân hàng với khách hàng, do kinh nghiệm của nhân viên tín dụng nhận ra những nhu cầu của khách hàng trong khi thực hiện các giao dịch đối với khách hàng.

Để đa dạng hóa có chiều sâu thì cần phải nâng cao độ chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng của VPBank. Có nghĩa là trong qui trình tín dụng sẽ có sự góp mặt của nhiều các phòng ban hỗ trợ tín dụng chứ không còn chỉ là một phòng tín dụng như trước kia nữa.

Trên thực tế, trong thời gian qua VPBank đã thực hiện tương đối tốt việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, VPBank có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới về cả mảng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đó là: “ cho vay cầm cố bằng cổ phiếu các ngân hàng thương mại”, “ cho vay cầm cố trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng thương mại”, “ cho vay đảm bảo bằng ôtô đã qua sử dụng”. Các nghiệp vụ tái sử dụng đó là: “ nghiệp vụ cho vay đối với các khoản vay mà nguồn tài trợ dự kiến từ tiền bán bất động sản”… dịch vụ thẻ của VPBank trong thời gian gần đây đã có những tiến bộ, điển hình là việc cho ra mắt thẻ chíp

đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2006 và thẻ đa năng MC2 trong đợt cuối năm 2007.

Tuy đã có nhiều tiến bộ so với thời gian trước đây song VPBank vẫn cần phải cố gắng hơn bởi Việt Nam đang trong những năm bản lề của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có diễn ra vô cùng sôi nổi đòi hỏi nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất và mua sắm… bên cạnh đó so với thế giới thì chúng ta còn vô cùng nghèo nàn về dịch vụ ngân hàng. Trong khi mà thế giới đã có dịch vụ thẻ từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ trước thì chúng ta đến những năm gần đây mới bắt đầu phát triển chứng tỏ sụ đơn điệu của thị trường.

Một thực trạng nữa ở Việt Nam đó là các ngân hàng chưa có thu hút khách hàng bằng những chính sự khác biệt của sản phẩm mà lại cạnh tranh bằng lãi suất là chủ yếu. Lãi suất huy động tăng làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay, như vậy làm giảm hiệu quả khoản vay đối với người vay và nền kinh tế. Ở các nước có nền kinh tế phát triển họ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với mức lãi suất tối thiểu bù lại họ có nhiều khoản vay hơn, làm tăng thu nhập thêm vào đó là nhiều dịch vụ đi kèm với các khoản vay cũng là những nguồn thu nhập của ngân hàng.

Đa dạng hóa để để phòng rủi ro là việc nên làm ở mọi ngân hàng. Đa dạng hóa không chỉ ở hoạt động tín dụng mà trong tất cả các hoạt động của ngân hàng là mục tiêu phấn đấu của VPBank nhắm hạn chế rủi ro tín dụng và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank tiến tới đưa VPBank trở thành một NHTM hàng đầu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam ( vpbank ) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w