Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu giấy (Trang 53 - 57)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT

3.3Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.

Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các ngân hàng , các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng với các tổ chức kinh tế phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Bên cạnh Luật các tổ chức tín dụng, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng như; Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp... việc ban hành các luật nói trên đảm bảo cho hoạt động cho vay được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.

Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế gây ra những rủi ro kinh doanh cho ngân hàng và doanh nghiệp.

Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu cho đối tác cũng như cho xã hội. Nhà nước cũng cần buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, có chế độ kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp, để tránh tình trạng cung cấp sai số liệu đối với phía đối tác.

Nhà nước cũng cần sớm phát triển thị trường chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán ra đời, việc tạo vốn qua thị trường này của các doanh nghiệp sẽ tăng cường, tạo sự phát triển chung cho nền kinh tế. Các ngân hàng có thể tham gia vào thị trường chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trung- dài hạn phục vụ nhu cầu cho vay đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tạo ra nhiều nghiệp vụ đa dạng phong phú hơn như đại lý

phát hành, tư vấn về các vấn đề tài chính ngân hàng, lưu trữ và quản lý chứng khoán, thanh toán chứng khoán.

Nhà nước nên sớm thành lập cơ quan bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm dàn trải rủi ro. Quỹ bảo hiểm tín dụng có tác dụng hạn chế thiệt hại về vốn khi ngân hàng cho vay gặp rủi ro và còn hạn chế rủi ro phá sản ngân hàng. Ở Việt Nam, thị trường, bảo hiểm tín dụng còn bỏ ngỏ, chưa có công ty bảo hiểm tín dụng chính thức ra đời trong khi đó tình hình rủi ro tín dụng tại các NHTM vẫn thường xuyên xảy ra, với mức độ thiệt hại khá lớn. Vì vậy, một yêu cầu cấp bách đặt ra là Nhà nước cần sớm nghiên cứu và thành lập công ty bảo hiểm tín dụng.

Các cơ quan chức năng khác như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra NHNH cần có sự quan tâm giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lý và thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ mà người vay cố tình chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động cho vay.

Xúc tiến việc thành lập công ty mua bán nợ nhằm giải phóng nợ đọng cho doanh nghiệp, làm lành mạnh tình hình tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Ban hành cơ chế kiểm tra giám sát tình hình nợ của doanh nghiệp gắn với hiệu quả đầu tư nhưng vẫn đảm bảo về quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

NHNN cần có nhanh chóng hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, quy chế để thực hiện luật Ngân hàng thay cho 2 pháp lệnh hiện nay không còn phù hợp nữa.

Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn phân theo nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sẽ không công bằng cho doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi mà nguyên nhân khách quan : hạn hán, lũ lụt, thiên tai gây nên… hay là những thay đổi của cơ chế nhà nước.

NHNN cần tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động của NHTM để giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

NHNN cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ thể về thông tin giữa các tổ chức tín dụng.

3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình cho vay phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Kịp thời đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết các văn bản của NHNN áp dụng cho toàn hệ thống NHNo&PTNT.

NHNo&PTNT cần phải thường xuyên theo dõi các hoạt động của thành viên trong hệ thống nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng.

NHNo&PTNT Việt Nam nên thành lập một cơ quan lưu trữ thông tin chung về doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng chi nhánh. Việc thành lập cơ quan chung này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn là mỗi chi nhánh tự thành lập một phòng thông tin cho mình nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều chi nhánh không đủ khả năng làm việc đó. Để có thể thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin được tốt thì công tác này phải được ứng dụng tin học.

Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam sớm có chiến lược và chính sách khách hàng làm định hướng cho các chi nhánh xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi với khách hàng vừa mang tính hệ thống vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa tạo nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng có hiệu qủa cơ chế đó.

Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing...vv. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay của NH ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nó có ý nghĩa quyết định đến bản thân từng doanh nghiệp, ngân hàng. Với vai trò đó, nhiệm vụ đặt ra hiện nay là làm sao phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay,khắc phục những sự cố, yếu kém. Điều này chỉ thực hiện được khi có sự nỗ lực vượt bậc của NH và sự giúp đỡ đắc lực của các cấp ngành có liên quan.

Sau khi đã nghiên cứu về mặt lý luận và tìm hiểu thực tế hoạt động cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy, em đã đưa ra một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay DNV&N và thực trạng hoạt động này tại Chi nhánh, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy.

Hy vọng những đề xuất của em trong bản chuyên đề thực tập sẽ góp phần nhỏ bé vào nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu giấy (Trang 53 - 57)