GIÁM ĐỐC 3 PHÓ GIÁM ĐỐC
2.4 Đánh giá về chất lượng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.4.1 Đánh giá về kết quả đạt được.
Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, tăng nguồn vốn huy động trong dân cư, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chi nhánh cũng đã làm tốt công tác huy động vốn có điều kiện đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu tín dụng. Trong những năm qua ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn ngày càng tăng trưởng với một tốc độ khá cao. Tính đến năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 1881,5 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 305 tỷ. Ngoài nguồn vốn huy động trong các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trong nước, NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy còn huy động nguồn vốn từ Chính phủ, từ các tổ chức quốc tế như nguồn vốn của Đài Loan,
vốn Việt Đức, EU,…Với khả năng về vốn liên tục được mở rộng, NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về vốn tín dụng (cả nội tệ và ngoại tệ) của nền kinh tế. Đối với các yêu cầu từ khách hàng là DNV&N ngân hàng luôn cố gắng giải quyết nhanh chóng và tài trợ ở mức cao nhất có thể đạt được sau khi thẩm định. Kết quả của công tác cho vay đầu tư đã góp phần mở rộng sản xuất, giúp các doanh nghiệp có điều kiện hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá sản phẩm, khôi phục một số ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho một khối lượng lớn người lao động, từ đó làm tăng thu cho doanh nghiệp và góp phần vào ổn định xã hội.
Chi nhánh cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt được ngày một cao. Trong phân tích tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng ở phần trên, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng dư nợ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy đạt được ngày một cao. Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào những ngành nghề kinh tế trọng điểm, nhất là đối với khu vực DN vừa và nhỏ-một khu vực kinh tế tiềm năng trong nền kinh tế quốc dân và là đối tượng khách hàng có dư nợ lớn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy hiện nay.
Kết quả đáng ghi nhận kể trên là thành quả của việc NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động, sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và của Ngành. Trong giao dịch với khách hàng, ngân hàng đã mạnh dạn tiến hành nhiều hoạt động thuộc Marketing ngân hàng nhằm lôi kéo và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến vay vốn. Ngoài ra, NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy còn luôn coi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, chọn lọc và bố trí cán bộ có đủ năng lực để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đồng thời hạn chế sai sót, rủi ro cho ngân hàng.
Chất lượng cho vay tương đối có hiệu quả. Chất lượng cho vay được thể hiện cơ bản thông qua chỉ tiêu về nợ quá hạn. Trong mấy năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy đều ở dưới mức cho phép: 0,197%% (2009); 0,294% (2008), điều này khẳng định cho chất lượng cho vay nói chung ở Chi nhánh là tốt. Phát huy các thành quả trên, trong những năm tới NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy sẽ tiếp tục tiến hành các chủ trương, biện pháp nhằm lành mạnh hoá hoạt động cho vay, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh nợ quá hạn.
Quy chế, quy trình cho vay ngày một hoàn thiện hơn, xác định rõ trách nhiệm cụ thể trong từng khâu công việc:
+ Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.
+ Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân được giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ được giám sát, đánh giá hiệu quả thường xuyên qua thông tin phản hồi của người phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.
+ Nghiêm túc thực hiện sửa sai theo kết luận của thanh tra NHNN và bước đầu đã có hiệu quả.
Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thời kì mà nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn thì Chi nhánh đã hoàn thành tương đối tốt, làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Song cũng không phải không có những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 2.4.2.1 Những hạn chế.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng đổi mới chính sách kinh doanh, biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế, theo hướng hoàn thiện dịch vụ cung ứng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện các ngân hàng thường bị sa lầy vào những khó khăn khiến họ bị mắc kẹt, quá trình phát triển bị gián đoạn. Những vấn đề tồn tại vốn thuộc về sự cố hữu của hoạt động ngân hàng luôn là mối đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề trọng tâm cần giải quyết kịp thời.
Thứ nhất: Các khoản cho vay chưa trải đều ở ngành kinh tế. Việc ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn có những mặt tốt, mặt tích cực, song việc đầu tư vốn phát triển hài hoà có sự hỗ trợ giữa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn mới có thể tạo ra được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế. Tại
NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở ngành thương mại dịch vụ, tiếp theo là công nghiệp và tiểu thủ công các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công, … chiếm tỷ lệ rất ít.
Thứ hai: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khá nhưng thiếu ổn định chưa vững chắc, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng huy động vốn. Số lượng cho vay dự án còn thấp, cho vay trung dài hạn còn hạn chế, so với tổng dư nợ chỉ chiếm 33% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân là do số lượng dự án vay vốn trung-dài hạn ít và thiếu tính khả thi, thêm vào đó nguồn vốn huy động để cho vay trung-dài hạn tại Chi nhánh rất nhỏ, vốn cho vay chủ yếu tính từ nguồn vốn huy động dưới 12 tháng. Đây là vấn đề nổi cộm trong toàn hệ thông ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng. Tuy nhiên, đánh giá cho đến nay NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy đã bước đầu tạo được nguồn vốn đầu tư trung-dài hạn cho nền kinh tế nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi.
Thứ ba: Hình thức cho vay còn đơn giản. Hiện nay chủ yếu cho vay dưới phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức. Các phương thức cho vay khác còn hạn chế, nguồn vốn cho vay ủy thác còn ít. Hình thức cho vay theo dự án hạn chế, các dự án còn ít và bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng đầu tư, vốn được đánh giá và có ưu thế và uy tín trong cho vay theo dự án.
Thứ 4: Một số hạn chế khác về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ. Công tác tiếp thị có nhiều biến chuyển nhưng chưa đạt kết quả cao. Lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được chưa được nhiều, thậm chí còn đánh mất một số bạn hàng truyền thống. Các cán bộ tín dụng tuy được đào tạo tốt hơn nhưng vẫn không tránh khổi những sai sót. Thái độ phục vụ, giải thích cho khách hàng nhiều khi vẫn chưa tốt, gây nên sự thiếu thiện cảm.
2.4.2.2 Những nguyên nhân. * Nguyên nhân khách quan.
Về môi trường kinh doanh:
Nền kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua phải tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn thử thách, khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngân hàng nói chung.
Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên khi hướng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành nhiều doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn do lượng văn bản quá nhiều,một số không đồng bộ, thay đổi nhanh hiệu lực thấp.
Do tác động của môi trường pháp lý đối với hoạt động cho vay còn chưa đầy đủ. Các cơ quan chịu trách nhiệm về công tác chứng từ sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp và tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng khó khăn phức tạp, nhiều khi ách tắc.
Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Đa số các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện nay chưa có một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa ngân hàng với kiểm toán chưa chặt chẽ. Có những doanh nghiệp đã được kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán nhưng khi ngân hàng xin kết quả kiểm toán thì không được đáp ứng. Vì vậy, nguồn thông tin chính ngân hàng dựa vào các báo cáo doanh nghiệp cung cấp. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính và tình hình sử dụng vốn cho ngân hàng sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp và những quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn cho vay không được kiểm soát, theo dõi một cách căn bản và dẫn đến nợ quá hạn.
Môi trường pháp lý bộc lộ nhiều yếu kém về mặt hiệu lực, tính đồng bộ giữa các văn bản luật, cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là các văn bản liên quan tới cơ chế cho vay. Khi mới ra đời, nghị định 08/2000/NĐ-CP về giao dịch có đảm bảo đã được các ngân hàng đón nhận với hy vọng đó sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện đầu tư tín dụng. Nhưng khi bước ra thực tế, các văn bản chứa đựng nhiều bất cập gây bối rối cho ngân hàng.
Môi trường và tính chất cạnh tranh trong ngân hàng ngày càng gay gắt. Ngay trong địa bàn Hà Nội có gần 200 tổ chức tín dụng đang đồng thời hoạt động. Do đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
Từ phía khách hàng:
Hầu hết các doanh nghiệp có vốn tự có rất nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. Cơ sở hạ tầng, phương pháp làm việc, trang thiết bị còn rất yếu kém, lạc hậu, thị trường hoạt động chưa ổn định, năng lực điều hành hoạt động kinh doanh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm xây dựng dự án đầu tư, chưa thực sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường Những tồn tại cũ về tình hình tài chính gây sức ỳ rất lớn, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn nhưng chất lượng bên trong không mạnh. Và kết quả cuối cùng, các doanh nghiệp không thực hiện hoàn trả vốn đầy đủ cho ngân hàng khi đến hạn. Nhiều trường hợp các Ngân hàng phải vận dụng gia hạn nợ.
* Nguyên nhân chủ quan.
Về phía ngân hàng:
Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác Maketing. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn được các ngân hàng khác chào mời thì ngân hàng có thể mất khách. Chính vì vậy ngân hàng phải thường xuyên có chính sách khuyến khích khách hàng.
Công tác xây dựng chiến lược cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa có chiến lược phù hợp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng. Ngân hàng chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay.
Việc khai thác sử dụng nguồn thông tin chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Mối quan hệ với trung tâm thông tin tín dụng trung ương, với công ty Kiểm toán còn lỏng lẻo. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là chủ yếu mà thông thường thì đây là nguồn thông tin thiếu chính xác. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Chi nhánh nhìn chung còn thiếu thốn và tổ chức chưa chặt chẽ. Cơ sở lưu trữ, phân loại và quản lý thông tin chưa hiện đại, do đó thông tin thu thập thiếu độ chính xác cao, lượng thông tin thấp, tính kịp thời thấp. Khi chất lượng thông tin chưa
được đảm bảo thì cũng không thể đáng giá khoản tín dụng đó có chất lượng tốt và thực tế công tác thẩm định của Chi nhánh còn thiếu chắc chắn, chưa xác định rõ được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nên hiệu quả và mức độ an toàn vốn thấp, khâu sàng lọc khách hàng còn yếu kém.
Về phía cán bộ ngân hàng:
Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh tuy đã có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, song điểm mạnh đó chỉ thuộc về chuyên nghành ngân hàng – tài chính. Còn ở mức độ tích luỹ kiến thức về chuyên môn kĩ thuật là rất hạn chế. Do đó, những kết luận khi xem xét, đánh giá, thẩm định dự án xin vay ít nhiều bị chi phối theo chiều hướng thiên lệch.
Do Chi nhánh mới được thành lập nên số lượng cán bộ tuy đã được bổ sung nhiều nhưng chưa tương ứng với khối lượng công việc. Vẫn còn tình trạng một cán bộ phải làm quá nhiều việc. Chưa xây dựng được mô hình đánh giá, xếp loại công việc làm cơ sở để trả lương cán bộ theo số lượng và chất lượng công việc họ hoàn thành.
Trình độ thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa kịp thơi và độ chính xác chưa cao. Việc thu thập, khai thác sử lý thông tin còn nhiều