Đánh giá hiệu quả của mô hình quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn có đăng ký

Một phần của tài liệu sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch” trên diện tích 7 ha của xã yên mỹ để “khai khẩn cho rau an toàn biết nói (Trang 70 - 94)

VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.5.Đánh giá hiệu quả của mô hình quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn có đăng ký

2.5.1.Những thành tựu đạt được.

a. Về nền sản xuất.

Có thể thấy từ khi xâydựng thương hiệu cho rau an toàn, nền sản xuất rau Yên Mỹ đã phát triển rất tốt. Nhờ quy trình giám sát chặt chẽ và quản lý tập trung của HTX DVNN Yên Mỹ với những tổ đội sản xuất được bố trí chặt chẽ. Nền sản xuất rau Yên Mỹ đã được Chi cục BVTV Hà Nội gắn biển: “ Vùng dự án sản xuất rau an toàn đạt chất lượng cao”.

Bảng 7: Vụ sản xuất rau an toàn thứ 1: từ đầu tháng 10 đến 31/01 năm 2006 T

T Chủng loại

Diện tích

( ha) Quy sào

Năng suất (Kg / sào) Trọng lượng(kg) Sản lượng( kg) 1 Cà chua 30 810 1200 972.000 2 Suplơ 25 675 1200 0,5 405.000 3 Su hào 8 216 1300 0,25 70.200 4 Bắp cải 5 135 1000 135.000 5 Đậu trạch 2 54 300 16.200

6 Rau khác 7 189 300 56.700

Cộng 77 1.655.100

Trung bình mỗi tháng có 413.775 kg rau quả tươi cung cấp trên thị trường. Mỗi ngày bình quân có 13.793 kg rau quả tươi cung ứng ra thị trường. Vụ sản xuất thứ II: Từ tháng01/ 02 đến 31 /05/2007 TT Chủng loại Diện tích ( ha) Quy sào Năng suất (kg/sào) Trọng lượng(kg) Sản lượng(kg) 1 Rau bí 30 810 300 243.000 2 Dưa chuột 3 81 700 56.700 3 Đậu trạch 3 81 300 24.300 4 Càchuagối vụ 30 810 300 243.000 5 Rau cải 2 54 500 27.000 6 Bắp cải 3 81 1000 81.000 7 Súp lơ 3 81 1200 0,5 48.600 8 Rau khác 3 81 300 24.300 77 747.900

Trung bình mỗi tháng có 186.975kg cung ứng trên thị trường Mỗi ngày có khoảng 6.232 kg rau tươi được cung ứng.

b. Về đăng ký xây dựng thương hiệu thành công.

Có thể thấy sau 9 tháng thực hiện dự án “ Sản xuất – tiêu thụ rau an toàn theo mô hình quản lý tập trung”, được sử giúp đỡ tài trợ của Huyện, Chi cục BTBV Hà Nội, HTX DVNN Yên Mỹ đã thực hiện đăng ký xong cho thương hiệu rau an toàn.

Tên thương hiệu chủ là “ rau an toàn Yên Mỹ”- đặt tên cho tất cả nhóm sản phẩm rau được sản xuất tại Yên Mỹ. HTX đã nhờ hỗ trợ tư vấn thiết kế và

đăng ký xong logo, bao bì sản phẩm. Sau 12 tháng nữa sẽ được cấp độc quyền sử dụng logo thương hiệu.

c. Đánh giá hiệu quả kinh tế trên cơ sở doanh thu và chí phí.

Biểu 8: Năng suất và giá bán một số loại rau an toàn Yên Mỹ năm 2006

Loại rau Năng suất ( tạ /sào) Giá bán năm 2006(đ/tạ)

Cà chua 2 450000 Súp lơ 5 585000 Su hào 6 150000- 200000 Cải bắp 10 450000 Đậu trạch 6 60000- 700000 Rau ăn lá 4-5 500000-600000

Rau khác 4-5 Theo giá thị trường

Nguồn thống kê xã Yên Mỹ.

Áp dụng mô hình sản xuất tập trung theo phương pháp IPM thực sử đem lại hiệu quả môi trường rõ rệt. Việc chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục, ưu tiên sử dụng thảo mộc…có tác dụng duy trì cân bằng sinh thái quần thể, bảo vệ thiên địch sâu hại, giúp cây rau quả phát triển tốt.

Nó còn có tác dụng bảo vệ môi trường đất, nước, không khí của vùng sản xuất. Ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng lạm dụng thuốc BVTV và phân bón. Việc phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ là một xu hướng mới phát triển nông nghiệp, là đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ làm thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm cuả toàn xã và những vùng lân cận. Ở đây họ đã quen và ưa dùng rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ.

2.5.2.Những hạn chế tồn tại phải khắc phục

a. Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối đa phần là kênh phân phối cấp 1 rất đơn giản với đặc tính kênh ngắn chỉ phù hợp với việc cung ứng sản phẩm rau nội vùng và những vùng gần. Hệ thống kênh phân phối chưa thu hút được nhiều chủ thể tham gia kinh doanh rau an toàn. Đặc biệt là vai trò của tư thương trong việc hình thành lớp trung gian giữa các kênhphân phối đa cấp.

b. HTX Yên Mỹ trong dịch vụ đầu ra.

HTX Yên Mỹ là một chủ thể có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Nhưng thực tế HTX mới thực hiện được vai trò dịch vụ đầu ra, chứ chưa thực hiện được khâu dịch vụ đầu ra cho nông dân. Do đó phải đẩy mạnh vai trò của HTX Yên Mỹ với những phương thức hoạt động mới phù hợp và thiết thực.

Công tác nghiên cứu thị trường mới ở phân tích sơ khai về nhu cầu sản phẩm. Đánh giá và dự báo nhu cầu trên số lượng đơn đặt hàng, đầu mối tiêu thụ hiện có. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được đánh giá đúng tầm trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu do ban quản trị HTX thực hiện, chưa thu hút lực lượng thực sự có chuyên môn, kiến thức thị trường để thực hiện. Phần lớn cũng do đây là một khâu công việc khá mới mẻ đối với kinh doanh rau từ trước đến nay. Hơn nữa thu nhập từ trồng rau thì ít mà tiền công trả cho đội ngũ này không cao.

d. Chiến lược Marketing truyền thông thương hiệu.

Chiến lược Marketing được áp dụng còn khá đơn giản, nghèo nàn về nội dung và thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu các hợp phần công việc. Chiến lược Marketing chủ yếu do Phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT thực hiện hỗ trợ, với cách thức đăng tin trên đài, báo Huyện và một số báo của Thành phố. Nhìn chung công chúng chưa biết được rộng rãi về thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.

Chiến lược truyền thông mới thực hiện ở vai trò của cá nhân, chưa mở rộng và phát triển theo hướng chiến lược dài hạn. Cần tham khảo kinh nghiệm của các phương thức truyền thông thương hiệu của các thương hiệu nông sản đi trước để thiết lập cách thức truyền thông hiệu quả. Đặc biệt là việc thiết lập kênh phân phối, hệ thống cửa hàng và các đầu mối siêu thị của sản phẩm thương hiệu rau an toàn “ Bảo Hà” và “ 5 Sao”…

2.5.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.

a. Nguyên nhân khách quan.

 Điều kiện nguồn lực:

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển thương hiệu rau Yên Mỹ còn rất hạn chế. Đường sá đi tới xưởng sơ chế, trụ sở giao dịch buôn bán của HTX Yên Mỹ còn là đường mấp mô, rải đá và đường đất. Hệ thống đường giao thông

nội đồng chủ yếu là đường đất – gây lên những khó khăn rất lớn trong việc vận chuyển sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ tới xưởng và khu tiêu thụ.

Do hạn chế lớn về vốn, HTX Yên Mỹ không thể lựa chọn cho mình một chiến lược Marketing thương hiệu phát huy hiệu quả. Nguồn vốn nhỏ làm hạn chế việc đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.

Đội ngũ nhân lực phục vụ quá trình xây dựng – phát triển thương hiệu thiếu trầm trọng. Sau thời gian nhà sơ chế ngừng hoạt động, những người làm công tác sơ chế đã chuyển sang làm nghề khác. Hiện tại HTX Yên Mỹ đang rất thiếu nhân lực cho bộ phận này.

Do tính chất lợi nhuận thấp, sản xuất – kinh doanh rau an toàn không thu hút được lực lượng lao động trẻ khoẻ cho công tác vận chuyển rau và những khâu công việc đòi hỏi nhiều sức lực.

Hạn chế của đội ngũ nhân lực là thiếu đội ngũ nhân lực trẻ phục vụ công tác Marketing truyền thông thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.

 Chế độ thuỷ văn mùa lũ đê sông Hồng.

Chế độ thuỷ văn sông Hồng cũng gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Do bị ngập trong 2 –3 không thể tiến hành hoạt động sản xuất lên thời gian dán đoạn cho sản xuất – tiêu thụ rau an toàn là lớn. Thời gian này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc, đời sống cũng như thu nhập của những chủ thể sản xuất – kinh doanh rau Yên Mỹ.

Mặt khác thời gian này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn hàng cũng như củng cố những mối giao dịch đó, họ có thể lựa chọn một chủ thể khác cung ứng kịp thời nguồn hàng cho họ. Đặc điểm của ngành sản xuất rau: Tính thời vụ, lợi nhuận thấp và rủi ro về tự nhiên: Thiệt hại sau trận mưa đá

 Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các chủ thể tham gia kinh doanh rau sạch hiện tại không nhiều nhưng sản phẩm rau sạch, an toàn phải cạnh

tranh gay gắt với sản phẩm rau thông thường. Cạnh tranh của thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ ở hai dạng.

Thứ nhất là cạnh tranh với sản phẩm rau thông thường nhằm đạt và chiếm giữ lượng khách hàng cao nhất có thể có.

Thứ hai là cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh mặt hàng rau sạch, rau an toàn trong việc trở thành đại lý, cung ứng sản phẩm rau an toàn tới hệ thống siêu thị, cửa hàng bán buôn…

 Thói quen tiêu dùng của người dân

Cách thức tiêu dùng sản phẩm rau là chưa quen với hệ thống bao gói, niêm phong sản phẩm, dây buộc, đai có in tên và hình thương hiệu.

Thói quen mua hàng tại các chợ cóc chợ tạm gần nhà. Người tiêu dùng rất ngại lựa chọn sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ tại cửa hàng bán buôn, bán lẻ và các siêu thị. Chính thói quen chấp nhận mua sản phẩm rau không rõ nguồn gốc xuất xứ đang phá vỡ tính khả thi của việc phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.

 Chi phí sản xuất, kiểm nghiệm rau sạch ở nước ta còn quá cao. Theo nghiên cứu của Viện rau quả Trung ương, tổng số vốn đầu tư cho 1 ha rau sạch đồng bộ hiện đại lên tới 200 triệu đồng gồm xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lọc nước, cải tạo đất…Với chi phí lớn như vậy, vốn huy động trong dân không thể đáp ứng được trong khi giá thành sản phẩm rau không cao.

Chí phí phân tích kiểm nghiệm cho sản phẩm rau an toàn còn rất cao. Để kiểm nghiệm một mẫu rau phải mất 20 – 25 nghìn đồng tuỳ theo loại chỉ tiêu phân tích. Việc chờ đợi kết quả phân tích cũng đòi hỏi thời gian. Thêm vào đó người tiêu dùng không nhận biết được cơ quan nào kiểm nghiệm thì mới chính xác và tin tưởng được. Chi phí kiểm nghiệm này cũng làm tăng chi phí sản phẩm, đẩy giá lên cao, gây khó khăn cho tiêu thụ.

Công tác kiểm nghiệm rau là rất cần thiết nhưng nó cũng chỉ thực hiện qua một số mẫu rau hạn chế và không liên tục. Người trồng rau ở Yên Mỹ lại không có khả năng đầu tư các phương tiện kiểm nghiệm nội vùng.

 Thị trường rau an toàn không ổn định

Nhìn chung thị trường cho mặt hàng rau sạch, rau an toàn mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây. Sức mua của các hộ gia đình tiêu dùng rau an toàn còn hạn hẹp. Nguyên nhân là giá rau còn cao và người dân chưa thực sự tin tưởng chất lượng của rau an toàn. Hệ thống các cửa hàng kinh doanh rau sạch thực sự ngày một giảm. Ở thời điểm năm 1999 – 2001 Hà nội có hơn 60 cửa hàng kinh doanh rau sạch, nhưng nay chỉ còn 22. Bên cạnh đó lại xuất hiện thêm các cửa hàng chưa đủ pháp nhân kinh doanh làm thị trường khó kiểm soát hơn.

Công nghiệp chế biến là đầu mối tiêu thụ rất lớn cho rau sạch xuất khẩu và kích thích sản xuất phát triển. Nhưng công nghệ chế biến ở Hà Nội nói riêng và cả nước còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được 3 % rau các loại. Do đó không thể tạo được nền tảng cho vùng chuyên canh trồng rau an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thông tin thị trường còn chưa minh bạch

Thông tin thị trường chưa minh bạch là thực trạng chung của thị trường Việt Nam. Đặc biệt đối với các loại hàng hoá nông sản nói chung hay sản phẩm rau sạch nói chung, thông tin thị trường cập nhập thường xuyên và liên tục là rất hạn chế.

Hiện tại trong cả nước chưa có một kênh thông tin nào cung cấp thông tin về thị trường rau quả cho các đối tượng sản xuất – kinh doanh.

Công tác dự báo mức độ tăng trường của thị trường dựa trên phân tích đơn giản, chưa sát thực tế và nhìn chung không thể thu thập đầy đủ chi tiết thông tin cung cầu, giá cả của các sản phẩm rau, cũng như dự báo chính xác tổng cầu, thị phần chiếm lĩnh, xu hướng phát triển thị trường mới cho các loại sản phẩm rau sạch, rau an toàn.

b. Nguyên nhân chủ quan

Với môt lực lượng lao động đã cao tuổi, tập quán canh tác lâu đời đã làm cho nông dân ở xã Yên Mỹ chưa sẵn sàng tiếp thu quy trình sản xuất mới. Số hộ được tham gia lớp đào tạo về rau an toàn theo phương pháp IPM chưa cao > 90% để được cấp giấy chứng nhận. Do đó việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt do giá bán rau sạch thấp mà chỉ phí sản xuất cao, tính về hiệu quả kinh tế chưa kích thích người dân hiểu sản xuất rau an toàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mang lại lợi ích thiết thực và lợi nhuận cao cho họ. Vẫn còn tồn tại một số hộ xã viên, nông dân chưa áp dụng đúng các quy trình chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Còn sử dùng lượng đạm cao, phun thuốc đúng liều lượng quy định. Họ chỉ không sử dụng nữa khi bị lực lượng kiểm tra nội đồng bắt và phạt 200000 đồng / vụ vi phạm. Như vậy, hộ thực hiện do sợ chế tài xử phạt chứ chưa phải ý thức, tinh thần trách nhiệm cao.

 Hạn chế tiếp cận thị trường.

Khả năng tiếp cận thị trường của các chủ thể sản xuất và kinh doanh rau sạch còn hạn chế, dẫn đến thiếu sự nhạy bén trong kinh doanh. Họ chưa thể nắm bắt thị trường cần những loại rau gì để cung ứng kịp thời. Những nghiên cứu về thu nhập, mức tiêu thụ rau sạch trung bình trong gia đình không được thực hiện đầy đủ và cập nhập chính xác. Do đó, công tác dự báo tổng cầu, cơ cấu sản phẩm… còn chưa chính xác. Mặt khác, do tính thời vụ, cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm không thể chuyển đổi nhanh để thích ứng thị trường.

 Hạn chế vai trò của HTX DV Yên Mỹ.

HTX Yên Mỹ chưa phát huy được vai trò của mình trong việc tìm đầu mối tiêu thụ rau an toàn. Một phần do lực lượng nhân sự của HTX còn mỏng mới chỉ có 4 – 6 người trong tổ tiêu thụ. Lực lượng này chủ yếu chưa được đào tạo bài bản về kiến thức kỹ thuật sản xuất và kiến thức thị trường. Công tác sự nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâu năm.

Việc đầu tư truyền thông cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ còn hạn chế. Công tác truyền thông, tiếp thị thương hiệu chưa có một kế hoach, chiếnlược

bài bản, thiết thực. Đây mới chỉ là việc tìm đầu mối cá nhân đơn lẻ tại các siêu thị, cửa hàng. Họ chưa thể đưa thương hiệu rau an toàn đến đông đảo công chúng biết đến và định vị thương hiệu.

 Hướng hỗ trợ cho mô hình dự án chưa liên tục.

Hướng hỗ trợ cho mô hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn còn một số bất cập. Thủ tục pháp lý quy định những tiêu chuẩn rau sạch, rau an toàn còn là những dự thảo. Nhà nước mới chỉ quy định tạm thời tiêu chuẩn chất lương cho 22 / 35 loại rau, trong khi đó sản xuất và tiêu dùng rau sạch cần đa dạng sản phẩm hơn nhiều.

Việc hỗ trợ cho sản xuất – tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ mới dừng ở việc đầu tư kinh phí thực hiện dự án và hỗ trợ thiệt hại vùng sản xuất rau trận mưa đá ngày20 / 11. Trong khi đó hướng hỗ trợ chi phí quảng cáo, công tác truyền thông thương hiệu rất cần thiết, đặc biệt là hỗ trợ hoặc thiết lập cơ chế góp vốn trong

Một phần của tài liệu sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch” trên diện tích 7 ha của xã yên mỹ để “khai khẩn cho rau an toàn biết nói (Trang 70 - 94)