Những căn cứ xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An:

Một phần của tài liệu đề án thành lập quỹ đầu tư phát triển tỉnh long an nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 49 - 56)

2005 Cơ cấu (%) 2010 Cơ cấu (%) 2015 Cơ cấu (%) 2020 Cơ (%) cấu

3.1.1. Những căn cứ xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An:

LONG AN

3.1. Phương hướng và quan điểm xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An: triển tỉnh Long An:

3.1.1. Những căn cứ xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An: tỉnh Long An:

3.1.1.1. Yêu cầu phát triển nhanh và toàn diện kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá của tỉnh:

Chú trọng phát triển những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp phát

triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành công nghiệp điện, nước...phục vụ

sản xuất công nghiệp, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; huy động

các nguồn lực đầu tư cho hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, viễn thông và xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp;

Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng mở rộng qui mô,

nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa, khẳng định vai trò động

lực, chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế. Đảy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh, tiềm năng, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô

thị và bảo vệ môi trường.

3.1.1.2. Thực trạng về kết cấu hạ tầng ở Long An:

*Mạng lưới giao thông đường bộ

+Mạng lưới đường

Toàn Tỉnh Long An có 1.698 km đường bộ, được phân loại theo kết

- Đường nhựa: 474 km - Đường cấp phối: 1.053 km

- Đường đất: 171 km (không tính đường nông thôn)

Toàn Tỉnh có 45 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và hương lộ. Các tuyến quốc lộ

và tỉnh lộ có tính chất huyết mạch của Tỉnh Long An;

Nhìn chung, mạng lưới đường bộ tại Long An phân bố chưa đồng đều,

tập trung phần lớn tại các huyện phía Đông - Nam của Tỉnh như Đức Hoà,

Đức Huệ, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước …và phát triển mạnh ở thị xã Tân An, còn lại các khu vực khác phân bố tỷ lệ đường giao thông còn thấp so với

yêu cầu. Xét về quy mô, hầu hết các tuyến tỉnh lộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ

thuật, tình trạng kết cấu đường xuống cấp nghiêm trọng.

+Mạng lưới cầu

Hệ thống cầu các loại trên địa bàn Tỉnh Long An hiện có 346 cầu với

tổng chiều dài 15.800m, trong đó phân cấp cho Sở Giao thông vận tải Tỉnh

quản lý 107 cầu, dài 5.392m, cầu có tải trọng nhỏ (H8) còn khá nhiều, chỉ có

các cầu bê tông cốt thép xây dựng sau này là đạt tải trọng theo cấp hạng yêu cầu. Phân loại theo kết cấu:

Cầu bê tông : 123 cầu (35,5%), dài 7.099m (44,9%) Cầu thép : 194 cầu (56,1%), dài 6.812m (43,1%) Cầu loại khác : 29 cầu (8,4%), dài 1.889m (12%) +Mạng lưới giao thông thủy nội địa:

Trên địa bàn tỉnh Long An có 2.651km đường thủy được đưa vào cấm

mốc chỉ giới. Phân cấp quản lý như sau:

- Tỉnh quản lý: 24 tuyến, 336km

- Huyện thị quản lý: 284 tuyến, 1.756km

Mật độ giao thông thủy theo diện tích đạt 0,59km/km2, theo dân số đạt

1,90km/1.000 dân. Nhìn chung mạng lưới đường thủy của Tỉnh được phân bố khá đều khắp, tạo thuận lợi cho việc khai thác vận tải và đi lại của nhân dân, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải.

*Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp:

Đến nay, toàn tỉnh có 16 khu và 43 cụm công nghiệp với tổng diện tích 13.537ha, trong đó đã giao và cho thuê là: 3.647,78ha chiếm tỷ lệ 27%;

Các khu công nghiệp tập trung đã giải quyết được khá đông lực lượng lao động, bình quân mỗi năm có khoảng 20.000 người làm việc.

Công tác xây dựng hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư ở các khu công

nghiệp được thực hiện đồng bộ; *Cấp nước:

+Cấp nước sinh hoạt:

Cấp nước sạch cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Tổng công suất cấp nước sạch của các đô thị

của tỉnh chỉ đạt 48.000m3/ngày đêm. Với dân số 1,4 triệu người và nước sạch

cung cấp bình quân mỗi người 34 lít/ngày đã cho thấy nước sạch đang là một

nhu cầu cấp thiết. Số lượng trên chưa tính nhu cầu nước cho các hoạt động thương mại – dịch vụ và các hoạt động công cộng khác. Tỷ lệ người được sử

dụng nước sạch ở Long An còn thấp, chỉ 52%.

Hệ thống cấp nước tỉnh Long An chủ yếu mang tính cục bộ từng khu

vực, chưa có các tuyến cấp nước có khả năng nối kết giữa các thị trấn và khu

dân cư không tập trung và quy mô dân số ở các khu đô thị thấp đã cản trở việc

phát triển các nhà máy nước mặt quy mô lớn.

+Cấp nước cho sản xuất sản xuất công nghiệp

Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh Long An do sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp.

Nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay khai thác từ nguồn nước ngầm, đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường và có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

*Cấp điện: +Lưới truyền tải

Tỉnh Long An có lưới truyền tải điện 220kV Phú Lâm – Cai Lậy và 220kV Cai Lậy – Phú Mỹ chạy ngang qua, tuy vậy tỉnh vẫn chưa có trạm

220kV, nên nguồn cung cấp điện của Tỉnh chủ yếu từ 3 trạm 220kV Cai Lậy,

Nhà Bè và Phú Lâm. +Lưới phân phối

Tổng chiều dài đường dây trung thế toàn Tỉnh là 2.901,74km

Toàn bộ lưới điện phân phối của Tỉnh đang vận hành ở 2 cấp điện áp

15kV và 22kV, trung tính nối đất trực tiếp thuộc hệ 3 pha 4 dây, hầu hết là

đường dây trên không

Hệ thống trụ điện chủ yếu là trụ bê tông ly tâm loại 10,5; 12 và 14m +Tình hình điện khí hoá

Số xã, phường, thi trấn có điện/ tổng số 188/188

*Mạng lưới viễn thông:

+Chuyển mạch

Thực hiện chương trình mở rộng tổng đài EWSD tỉnh Long An, gồm

24.176 số giai đoạn 2003 – 2004 và 10.496 số giai đoạn 2004 – 2005, trong

đó có 27 vệ tinh được mở rộng dung lượng và 11 vệ tinh được lắp đặt mới

(Mỹ Hạnh Bắc, Tho Mo, Tân Ninh, Long Hựu Đông, Khánh Hậu, Cầu

Voi…). Hiện nay, tổng dung lượng toàn Tỉnh đạt 107.038 số, đưa vào sử

dụng 105.996 số, đạt hiệu suất sử dụng 99,02%. Nâng cấp Host Tân An và Host Mộc Hóa từ version 10 lên version 15, nâng cấp trạm di động thị trấn Đức Hòa, Bến Lức, lắp mới 5 trạm BTS di động tại Tân Thạnh, Thạnh Hóa,

Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa.

+Truyền dẫn

Trong giai đoạn 2001 – 2005, ngành Bưu điện Tỉnh đã thi công và đưa

vào sử dụng tuyến cáp quang Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ, dài 56,8 km, và

đang thực hiện tuyến cáp quang Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân An, Châu Thành,

Thuận Mỹ. Đến nay toàn Tỉnh đã có 18/42 tuyến liên lạc đã được cáp quang

hóa. Ngoài ra, các tuyến cáp quang (8 sợi) cũng được nối với một số doanh

nghiệp để cung cấp kênh thuê bao riêng, phục vụ cho các khu công nghiệp

trong Tỉnh, trước mắt là khu công nghiệp Đức Hòa 1. +Mạng ngoại vi

Cùng với việc đầu tư hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn, từ năm 2001 đến nay, Bưu điện Tỉnh đã tiến hành kéo mới hơn 1.000 km cáp các

loại, trong đó thực hiện ngầm hóa một số đoạn cáp ở Tân An, Đức Hòa, Cần Đước nhằm tạo mỹ quan cho các khu đô thị trong Tỉnh.

3.1.1.3. Tính khả thi của Quỹ đầu tư phát triển ở tỉnh Long an:

Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005-

2010 đã đề ra phương hướng đến năm 2010 trong đó có mục tiêu huy động tối đa các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, phấn đấu nâng tổng mức vốn đầu tư xã hội đạt từ 45,5% GDP trở lên. Tập trung

thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các

thành phần kinh tế trong nước và vốn nhàn rỗi của nhân dân; đồng thời tăng cường thu hút, khai thác các nguồn vốn nước ngoài, nhất là vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Để huy động các nguồn lực xã hội và thực hiện Nghị quyết của Ban

chấp hành Đảng bộ tỉnh Long an về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, UBND tỉnh Long an đã ban hành Quyết định số: 14/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Long An thực hiện Nghị quyết

số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về một số chủ trương,

chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong đó có giao cho Sở Tài

chính Long an là cơ quan chủ trì soạn thảo “ Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh Long an đến năm 2020”.

3.1.1.4. Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (HIFU):

Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU) là một tổ chức tài

chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được thành lập

theo Quyết định số: 664/TTg ngày 10/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ, chính

thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1997. HIFU có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro, có trách nhiệm bảo toàn và phát

triển vốn. Vốn điều lệ của HIFU (đến năm 2007) là 700tỷ đồng. HIFU hoạt động với mục đích huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng kinh tế-xã hội và một số lĩnh vực công nghiệp then chốt của TP Hồ

Chí Minh. Từ khi thành lập cho tới nay, HIFU đã phát triển đa dạng hóa hình thức huy động vốn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn khả dụng trong xã hội, qua đó triển khai các hoạt động đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ

thuật và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Các lĩnh vực hoạt động của HIFU:

* Huy động vốn

-Nhận ủy thác quản lý vốn ngân sách:

-Phát hành trái phiếu đô thị: *Phân phối và sử dụng vốn:

-Tài trợ tín dụng:

-Các hoạt động đầu tư của HIFU:

+ Đầu tư tư trực tiếp thông qua sự sáng lập và điều hành các công ty cổ

phần hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật- xã hội và lĩnh vực tài chính.

+Đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán.

3.1.1.5. Căn cứ vào Nghị định Chính phủ về xây dựng Quỹ đầu tư phát

triển ở địa phương:

Ngày 28/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 138/2007/NĐ- CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong đó quy định trình tự xây dựng quỹ đầu tư phát triển địa phương cụ thể như sau:

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát

triển địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Đề án thành lập

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cần thiết thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương; quy mô, phạm vi hoạt động; cơ cấu tổ chức của

Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

+ Phương án cấp vốn điều lệ cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với hướng dẫn tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của

Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành;

+ Dự kiến phương án hoạt động trong 02 (hai) năm đầu kèm theo danh mục các dự án dự kiến đầu tư tại thời điểm xét duyệt;

+ Thuyết minh về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ đầu tư

phát triển địa phương;

-Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ

chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

-Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Tài chính biết và công bố rộng rãi việc thành lập

Quỹ đầu tư phát triển địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương.

Một phần của tài liệu đề án thành lập quỹ đầu tư phát triển tỉnh long an nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh long an đến năm 2020 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)