Chi phí quản lí doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 30 - 31)

Ngoài ra doanh nghiệp cũng phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Bảng 1. Chi phí sản xuất kinh doanh tính đến 7/2006 theo các yếu tố

STT Yếu tố chi phí Đơn vị Số tiền

1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu Đồng 908.976.960

2 Chi pí nhân công Đồng 178.429.843

3 Chi phí khấu hao tài sản cố định Đồng 925.712.325

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài Đồng 103.085.968

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Đồng 410.285.590

6 Chi phí bằng tiền khác Đồng 2.567.086.402

Do việc sản xuất điện năng không có giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm cũng không do Điện lực tính toán quyết định nên việc tập hợp các chi phí ở Điện lực được dùng để báo cáo lên Công ty và Tổng công ty.

Tuy nhiên việc tập hợp chi phí tại Điện lực Gia Lâm được làm có khoa học với độ chính xác cao, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Điện lực

2.1.6.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng:

Điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ qua hệ thống dây tải điện, hệ thống các trạm biến thế cao thế, trung thế và hạ thế. Trong quá trình truyền tải điện luôn luôn có lượng điện hao hụt mất mát. Lượng điện hao hụt mất mát nay gọi là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể chia làm hai loại là: Tổn thấ do các yếu tố kĩ thuật và tổn thất do các nguyên nhân về quản lý (gọi là tổn thất thương mại).

Tổn thất do kỹ thuật là do các yếu tố kỹ thật gây ra như chất lượng dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện cấp độ điện áp, công tắc cần đảo pha…. Tổn thất kỹ thuật là đối tượng nghiên cứu của khối kỹ thuật điện năng, những nghành có liên quan đến điện năng. Nói chung tổn thất kỹ thuật có thể hạn chế nhưng ở mức độ thấp vì nó liên quan nhiều hơn đến trình độ kỹ thuật và các điều kiện cơ sở vật chẩt kỹ thuật nói chung của nghành điện. Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của nghành điện còn lạc hậu, việc đầu tư cải tạo lưới điện không phải là công việc ngày một ngày hai có thể giải quyết được

Tổn thất thương mại là tổn thất do các nguyên nhân về tổ chức quản lý gây ra và tổn thất thương mại chiếm tỷ lệ lớn trong tổn thất điện năng ở Điện lực Gia Lâm. Có thể nói tổn thất thương mại là do nguyên nhân chủ quan gây nên như do chỉ số điện chưa chính xác, các biện pháp quản lý còn sơ hở dẫn đến tình trạng khách hàng lấy cắp điện… Do vậy tổn thất thương mại có thể hạn chế được nhờ các giải pháp về kinh tế và tổ chức để giảm tổn thất điện năn, tiết kiệm cho công ty phần hao hụt mất mát đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Hiện nay tại Công ty điện lực Gia Lâm thì tổn thất từ khi nhận điện đầu nguồn từ Công ty điện lực Hà Nội qua các đường dây 6,10,22,33 KV cho đến khi bán điện cho khách hàng (điện thương phẩm). Trên cơ sở tự đánh giá, kiểm điểm Công ty điện lực Gia Lâm nhận thấy các yếu kém về tổ chức quản lý kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tổn thất các đường dây và tổn thất chung của công ty.

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm điện và từ quy trình công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, Điện lực Gia Lâm đã đề ra và sử dụng hai chỉ tiêu như sau:

+ Chỉ tiêu đánh giá tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật được tính bằng công thức sau:

Ktd = Adn - Atp x 100%

Adn

Trong đó :

Ktd: Tỷ lệ tổn thất điện năng Ađn: Sản lượng điện đầu nguồn Atp: Sản lượng điện thương Tỷ lệ tổn thất điện năng được chia làm các loại: - Tỷ lệ tổn thất theo định mức ngành

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 30 - 31)