Tỷ lệ tổn thất theo kế hoạch của Công ty Điện lực Hà Nội giao Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 31 - 33)

- Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành

+ Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ tổn thất điện năng biều hiện dưới hình thái về mặt giá trị. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ thống điện của Điện lực Gia Lâm quản lý và được tính theo công thức:

Ktg = ( Ađu – Atp)*G Trong đó:

Ktg: Giá trị điện năng bị tổn thất Ađn: Sản lượng điện đầu nguồn Atp: Sản lượng điện thương phẩm G: Giá bán điện bình quân

Tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là điện đầu nguồn và điện thương phẩm (điện tiêu thụ). Giảm được tỷ lệ tổn thất tức là tăng điện thương phẩm lên và điều này sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doang của Điện lực Gia Lâm. Do vậy việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa quan trọng đối với Điện lực Gia Lâm nói riêng và nghành điện nói chung. Chính vì lẽ đó nên giảm tổn thất điện năng đã và đang là nhiệm vụ quan trọng và là mục tiêu số một của Điện lực Gia Lâm đề ra trong thời gian tới. Hiện nay Điện lực Gia Lâm đã và đang thực hiện chiến lược giảm tổn thất điện năng.

Bảng 2.Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thổn thất điện năng.

Danh mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Điện đầu nguồn Ng.Kwh 299.056 340.899 403.633

Điện thương phẩm Ng.Kwh 283.934 320.192 375.056

Điện tổn thất Ng.Kwh 15.132 20.708 28.600

Tỷ lệ tổn thất % 5.06 6.07 7.09

Kế hoạch tổn thất % 5.2 6.1 7.00

(Nguồn: Báo cáo tình hình tổn thất điện năng giai đoạn 2004-2006)

Năm 2004 tỷ lệ tổn thất thực hiện so với kế hoạch giảm 5.06% - 5.2% = - 0.14% . Điện lực Gia Lâm đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tổn thất đề ra.

Năm 2005 tỷ lệ tổn thất thực hiện so với kế hoạch giảm 6,07% - 6,1% = - 0.03%. Điện lực Gia Lâm đã hoàn thành vượt mức tổn thất kế hoạch đề ra

Qua hai năm 2004, 2005 ta thấy điện lực Gia Lâm đã hoàn thành được kế hoạch tổn thất đề ra. Tỷ lệ tổn thất giảm do công ty đã tiến hành cải tạo sửa chữa đường dây cũ nát, phạm vi cấp điện xa đồng thời cho thấy hiệu quả của các giải pháp đề ra trong việc giảm tổn thất.

Năm 2006 so với kế hoạch, tỷ lệ tổn thất thực tế đã tăng 7,09% - 7% = 0.09%. Điện lực Gia Lâm không hoàn thành kế hoạch tổn thất điện năng. Nguyên nhân là do sự phát triển của các thành phần phụ tải dẫn đến sự quá tải của một số đường dây và tình trạng chưa được nhu cầu của khách hàng trong việc cung ứng điện

Cũng kết quả trên cho thấy:

Năm 2005 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 6.07% tăng 1,01% so với năm 2004.

Năm 2006 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 7,09 tăng 1,02% so với năm 2005.

Tỷ lệ tổn thất của Điện lực Gia Lâm có xu hướng gia tăng và ở mức độ cao như vậy ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty, đây là một lãng phí rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác tỷ lệ tổn thất điện năng gia tăng cho thấy chất lượng của đường dây đã xuống cấp, đồng thời công tác quản lý kinh doanh điện và công tác chống tổn thất điện năng chưa thực sự mang lại hiệu quả.

2.1.6.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn hay nói cách khác là phải có nguồn lực tài chính. Từ nguồn vốn sẽ hình thành nên các loại tài sản trong Điện đó là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tương ứng với 2 loại tài sản đó là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà Điện lực sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn Điện lực sử dụng có tính chất lâu dài từ một năm tài chính trở lên bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ; nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.

Trong quá trình tính toán đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Điện lực luôn phải so sánh giữa tài sản và nguồn vốn:

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 31 - 33)