Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức tập đoàn:

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 44 - 46)

- Đối với điện sinh hoạt và điện kinh doanh dịch vụ thì: hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ lớn (như máy điều hoà, bình nóng lạnh, bàn là) trong thời gian cao điểm từ

CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA NGÀNH ĐIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT THỰC HIỆN HỢP

3.1.1 Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức tập đoàn:

Nước ta đang chủ động và tích cực đàm phán gia nhập WTO, trong đó vấn đề sống còn được đặt ra là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào. Trong những yếu tố nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh thì việc đổi mới tổ chức quản lý của tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đóng vai trò quyết định. Thực tế cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Nhiều Tổng công ty của Việt Nam đã và đang xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách đã bàn nhau và đưa ra “hình hài” của các tổng công ty là các tập đoàn kinh tế tương lai của Việt Nam.

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tổ chức đón nhận Quyết định 147/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chính thức ra mắt Tập đoàn vào đúng dịp kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2006).

Bởi vai trò quan trọng của nghành điện phát triển năng lượng điện là chiến lược mấu chốt trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 thì tốc độ tăng trưởng năng lượng phải gấp đôi mà điện năng chính là nguồn năng lượng số một để đất nước ta tiến hành hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của Tập đoàn điện lực Việt nam là không để xảy ra thiếu hụt điện, đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ khí điện hoá, phục vụ nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm một lượng vốn lớn của Nhà nước, phát triển mạnh mẽ các thành viên kinh doanh, tập trung làm chủ giữ vị trí chủ đạo thị trường điện trong nước, vươn ra thị trường quốc tế; phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế.

Những năm tới, ngoài việc tập trung đầu tư tài chính cho phát triển nguồn và lưới điện để bảo đảm đủ điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Tập đoàn điện lực Việt Nam cần chú trọng kinh doanh đa ngành, hướng tới các thị trường điện quốc tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi tăng trưởng GDP toàn quốc. Bên cạnh nhiệm vụ chủ đạo là kinh doanh điện năng, Tập đoàn điện lực Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản lý và hiệu quả kinh doanh nhằm đủ sức chi phối và giữ vững thị trường điện Việt Nam; hướng tới thị trường điện quốc tế. Với hướng đi này, Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ đảm bảo các mục tiêu

phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và tiến tới đưa Việt Nam thoát khỏi một nước thiếu năng lượng.

Hiện nay, Tập đoàn đã cơ bản đáp ứng đủ điện cho phát triển nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Đến nay đã có 91,53% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, vượt lên trên nhiều nước có điều kiện kinh tế bằng hoặc khá hơn Việt Nam. Chiến lược hoạt động của Tập đoàn điện lực Việt Nam trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Toàn ngành đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2010, sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế và đời sống xã hội đạt khoảng 97 tỷ kWh với tốc độ tăng trưởng từ 15-17%/năm

Hiện nay, với 80.000 cán bộ, công nhân viên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quản lý một hệ thống điện với quy mô 12.000 MW công suất, tổng tài sản đạt trên 120.000 tỷ và gần 10 triệu khách hàng trên toàn quốc. Từ nay đến năm 2015, Tập đoàn là đơn vị chủ lực cho một kế hoạch đầu tư đồ sộ với 124 nhà máy điện, gần 26.000 km đường dây truyền tải. Trong đó, riêng EVN làm 48 nhà máy, tổng công suất trên 20.000 MW, tổng đầu tư trên 40 tỷ USD.

Một phần của tài liệu giao kết -thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w