Đặc diểm chi phí SXC

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần trúc thôn (Trang 44 - 49)

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVL TT và chi phí NC TT. Đây là những chi phí phát sinh trong phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khoản như: tiền lương chính, ăn ca, trích KPCĐ, BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng, tiền bồi dưỡng độc hại của công nhân viên, các khoản vật liệu, dụng cụ dùng trong phân xưởng, khấu hao tài sản trong phân xưởng sản xuất....

Để tập hợp khoản mục chi phí này, Công ty phân ra thành các nội dung sau chi phí như sau:

- Chí phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu

- Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí năng lượng mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác

2.4.2 Chứng từ, sổ sách

Các chứng từ sử dụng trong công tác hạch toán khoản mục chi phí này bao gồm:

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài - Bảng phân bổ điện năng

- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại

...

Nhân viên kế toán tiến hành lập và theo dõi sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 627, sổ chi tiết TK 627- chi tiết theo sản phẩm.

2.4.3 Tài khoản sử dụng

Công ty tập hợp chi phí SXC trên TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” - tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh theo sản phẩm hoàn thành. Tài khoản này được chi tiết theo chủng loại sản phẩm như sau:

- TK 627D: tập hợp chi phí SXC cho các sản phẩm đất. - TK 627G: tập hợp chi phí SXC cho các sản phẩm gạch.

Tương tự như hạch toán chi phí NVL TT và chi phí NC TT, tài khoản 627 lại được chi tiết theo từng loại sản phẩm

+ TK 627D1: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm đất chịu lửa + TK 627D2: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm ĐSTKTM + TK 627D3: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm đất sặc sỡ. ...

lương chính, ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.

- TK 6272 “ Chi phí vật liệu”: tập hợp chi phí vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng. Ví dụ: xuất vật liệu để sửa chữa máy móc trong phân xưởng, hay dầu bôi trơn các thiết bị trong phân xưởng...

- TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”: tập hợp các khoản chi phí dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng hoặc trực tiếp cho sản xuất: cuốc, xẻng, đồ dùng bảo hộ lao động...

- TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định và sửa chữa lớn tài sản cố định”: tập hợp chi phí khấu hao tài sản trong phân xưởng sản xuất và các chi phí trong việc sửa chữa lớn các máy móc thiết bị sản xuất.

- TK 6277 “Chi phí năng lượng mua ngoài”: tập hợp chi phí điện năng sử dụng cho quản lý phân xưởng.

- TK 6278 “Chi phí khác”: gồm các chi phí hoàn thổ, đền bù, thuế tài nguyên, bồi dưỡng độc hại cho công nhân viên và các chi phí khác.

Ngoài ra còn có TK 1522, 1524, 153, 334A, 334C, 111, 3351, 3353, 3336, 338(2,3,4) ...

* Tiếp theo ví dụ dể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ĐSTKTM

Chi phí SXC sẽ được tập hợp cho toàn phân xưởng sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo hệ số phân bổ chi phí như đã nói ở trên (hệ số của ĐSTKTM là 0.54). Chi phí này sẽ được hạch toán theo từng nội dung của khoản mục đã nêu:

Thứ nhất: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm: lương chính, tiền ăn ca, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản chi phí này được tập hợp trên TK 6271 và chi tiết theo từng sản phẩm chẳng hạn: TK 6271D2: chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho sản phẩm ĐSTKTM...

giống với chi phí NC TT đã trình bày ở trên.

Kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: bảng kê tổng hợp lương phải trả, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thực hiện ăn ca, bồi dưỡng độc hại, bảng phân bổ tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại ...để tập hợp các chi phí và tiến hành ghi sổ. Theo đó, TK 6271D2 sau khi đã được phân bổ là : 5.981.649,1 VNĐ chi tiết như sau:

+ Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 4.365.890 VNĐ (biểu 2- 7_trang 36)

+ Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tính vào chi phí: 829.519,1 VNĐ (biểu 2-8_ trang 37)

+ Tiền ăn ca của nhân viên quản lý: 786.240 VNĐ (biểu 2-10_trang 39)

Thứ hai: Chi phí vật liệu

Bao gồm các khoản chi phí vật liệu xuất dùng cho quản lý bao gồm: xi măng, cát đá, xăng dầu...được tập hợp trên TK 6272- chi tiết theo từng sản phẩm chẳng hạn: TK 6272D2 - tập hợp chi phí vật liệu phân bổ cho sản phẩm ĐSTKT....

Qui trình luân chuyển chứng từ và hạch toán chi phí này cũng tương tự khoản chi phí NVL TT đã trình bày ở trên. Các chứng từ sử dụng gồm có phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ. Theo số liệu trên thì TK 6272D2 phát sinh 5.240.400 VNĐ- chi tiết như sau:

+ Vật liệu phụ phục vụ quản lý phân xưởng: 4.679.000VNĐ (biểu 2- 2_trang 29)

+ Phụ tùng thay thế máy móc trong phân xưởng: 561.400 VNĐ (biểu 2- 2_trang 29)

Thứ ba: Chi phí dụng cụ sản xuất

Chi phí dụng cụ sản xuất cho phân xưởng khai thác bao gồm các khoản chi phí về xe goòng, xe cải tiến, bòng điện, ổ cắm, cuốc, xẻng...

Chứng từ để hạch toán khoản chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm: phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ. Qui trình luân chuyển chứng từ và

tài khỏan 6273 để tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất phát sinh. Tài khoản này được chi tiết theo sản phẩm chẳng hạn: TK 6273D2: tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất cho sản phẩm ĐSTKTM....

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mà công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất có nhiều loại có giá trị lớn. Do vậy, Công ty sử dụng TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” để tâp hợp và phân bổ dần sang chi phí công cụ , dụng cụ dùng cho sản xuất. Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ căn cứ vào giá trị và kế hoạch sử dụng mà kế toán sẽ hạch toán trực tiếp vào TK 6273 hay là hạch toán qua TK 142 và 242.

Ví dụ: giả sử đơn vị xuất một chiếc xe goòng phục vụ cho khai thác có giá trị là 650.000 VNĐ. Theo kế hoạch sử dụng thì chiếc xe này có thể được sử dụng trong 4 tháng . Như vậy, khi xuất dùng kế toán chỉ ghi Nợ TK 142/ Có TK 153 (nguyên giá của dụng cụ). Hàng tháng, kế toán sẽ phân bổ dần vào chi phí bằng cách ghi Nợ TK6273D2/Có TK 142 (chi phí đã phân bổ)

Chi phí phân bổ trong kỳ =

Trong bảng phân bổ vật liệu. dụng cụ ( biểu 2-2 _ trang 29), kế toán đã tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ cho sản phẩm ĐSTKTM là: 1.526.000 VNĐ.

Thứ tư: Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

Bao gồm khoản khấu hao của các tài sản cố định trong sản xuất như máy móc, phương tiện vận tải... và khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Khoản chi phí này được hạch toán dựa trên phiếu hạch toán chi phí và được theo dõi trên TK 6274- chi tiết theo sản phẩm hoàn thành chẳng hạn: TK 6274D2: tập hợp chi phí khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ cho sản phẩm ĐSTKTM...

Hiện nay Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC. Căn cứ vào nguyên giá và giá trị còn lại mà Công ty đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nuớc tại Doanh nghiệp, hàng năm

khấu hao đó, hàng tháng kế toán sẽ tiến hành trích và phân bổ theo công thức:

Theo kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2008 tại phân xưởng khai thác - Mỏ đất chịu lửa thì tổng mức khấu hao trích trong năm 2008 là 451.723.465 VNĐ. Như vậy, khấu hao phải trích trong tháng 9 là: 451.723.465/12 = 37.643.622 VNĐ.

Ngoài ra, do Công ty có nhiều loại tài sản có giá trị lớn và chi phí sửa chữa của chúng là không nhỏ so với tổng chi phí của Công ty. Do đó, để tập hợp được hợp lý các khoản chi phí trong từng kỳ, Công ty sử dụng TK 335- Chi tiêt 3351 để trích trước khoản chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định. Khoản chi phí này với PXKT là 100.000.000 VNĐ mỗi tháng.

Cuối tháng, kế toán tiến hành ghi sổ dựa vào phiếu hạch toán sau:

Biểu 2-14

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần trúc thôn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w