Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và xây dựng đông phong (Trang 56 - 69)

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán tổng hợp NVL. Theo phương pháp này, kế toán theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán.

 Tài khoản sử dụng:

TK 152: Nguyên vật liệu

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại NVL theo giá thực tế.

Kết cấu TK 152: - Bên Nợ:

+Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.

+Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê. - Bên Có:

+Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.

+Trị giá NVL được giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả lại người bán.

+Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê. - Dư Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho

+ 152G: Gỗ.

+ 152X: Xi măng.

+ 152S: Sơn.

+ 152K: Kính.

+ 1528: NVL khác.

Mỗi tài khoản chi tiết lại được mở chi tiết theo từng loại.

Ngoài ra Công ty còn sử dụng các TK khác như 111, 112, 331...

 Phương pháp kế toán

+Nhập nguyên vật liệu

Cùng với việc hạch toán chi tiết vật liệu hàng ngày thì việc tổ chức hạch toán tổng hợp nhập NVL là một khâu quan trọng trong công tác hạch toán NVL. Do vật liệu của công ty hầu hết là mua ngoài nhập kho nên đã nảy sinh quan hệ thanh toán giữa công ty với người cung cấp NVL. Thực tế ở công ty khi mua NVL về sản xuất thì vật liệu được đưa về công ty bao giờ cũng có hoá đơn kèm theo. Không có trường hợp nào NVL đã về đến công ty mà hoá đơn chưa về và ngược lại. Cụ thể hạch toán tổng hợp vật liệu được thể hiện như sau:

Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ nhập, xuất vật liệu và phân loại chứng từ nhập và chứng từ xuất. Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái tài khoản 152 và các tài khoản khác có liên quan. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết NVL liên quan. Sau đó, kế toán gửi phiếu nhập kho và hóa đơn tài chính cho kế toán thanh toán để theo dõi các khoản phải thanh toán và đã thanh toán cho nhà cung cấp:

Nợ TK 152 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331...

+Xuất nguyên vật liệu

Quản lý NVL không chỉ quản lý tình hình thu mua bảo quản và dự trữ NVL mà còn phải quản lý việc xuất dùng NVL. Đây là khâu quản lý cuối cùng rất quan trọng trước khi vật liệu chuyên giá trị của nó vào giá trị sản phẩm chế tạo. Chi phí về NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất cho nên kế toán phải xác định chính xác giá trị từng loại NVL sử dụng là bao nhiêu và theo dõi được vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng. Bởi vậy hạch toán tổng hợp vật liệu phải phản ánh kịp thời tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng, cho từng bộ phận sử dụng cũng như xuất dùng cho các đối tượng khác. Tổ chức tốt khâu hạch toán xuất dùng vật liệu là tiền đề cơ bản để hạch toán chính xác đầy đủ giá thành sản phẩm đặc biệt là khâu tính giá.

NVL xuất dùng của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong chủ yếu là để chế tạo sản phẩm, tương tự như trường hợp nhập kho NVL:

Nợ các tài khoản có liên quan: 154... Có TK 152

Sau đây là một ví dụ về tổ chức sổ sách kế toán tổng hợp NVL:

Ngày 25 tháng 11 năm 2008 công ty mua NVL theo hóa đơn GTGT số 0011010, PNK0576 của công ty Cổ phần gương kính Lâm Thành Long (biểu 2.1)

Đến ngày 12 tháng 12 năm 2008, xuất NVL cho công trình Tầm nhìn Việt theo phiếu xuất kho số PXK0543 ngày12 tháng 12 năm 2008 (biểu 2.6, trang 47):

Kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ: hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm. Sau đó tiến hành phản ánh nghiệp vụ phát sinh lên sổ Nhật ký chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu số 2.8:

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

Địa chỉ: 111E-Ngõ 296 Minh Khai

Mẫu số: S03a-DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV năm 2008 (Đơn vị tính: VND) Ngày ghi sổ Chứng từ

Diễn giải Tài khoản Số tiền

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

… …

25/11 PNK0576 25/11 Mua NVL:Kính trắng 7ly 152K4 3319 18.753.840 25/11 PNK0576 25/11 Kính trắng 8ly 152K3 3319 24.990.000 25/11 PNK0576 25/11 Kính trắng 4ly 152K6 3319 17.000.400 25/11 HĐ GTGT0011010 25/11 Thuế VAT 10% được khấu trừ 1331 3319 6.074.424

… … 12/12 PXK0543 12/12 Xuất VT cho Tầm nhìn Việt: Kính trắng 7ly 152K4 154TNV 11.721.150 12/12 PXK0543 12/12 Sơn dầu Lobster 1/4GL 900 152S1 154TNV 600.000 12/12 PXK0543 12/12 Sơn dầu Lobster

100G 905 152S5 154TNV 717.800 12/12 Sơn lót polyure thane PU-304 152S7 154TNV 14.868.000 ... ... Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập (Ký, họ tên) Bùi Thị Hạnh Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Tô Thị Huê Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

Căn cứ số liệu trên Nhật ký chung, kế toán phản ánh vào Sổ Cái TK 152:

Biểu 2.9:

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

Địa chỉ: 111E-Ngõ 296 Minh Khai

Mẫu số: S03b-DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Quý IV năm 2008 Tài khoản nguyên vật liệu

Số hiệu: 152

(Đơn vị tính: VND)

Ngày ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải Tài khoảnđối ứng

Số phát sinh Ký hiệu Số Ngày Nợ Có 1/10 1/10 Số dư đầu kỳ 500.129.500 … … 25/11 PNK 0575 25/11 Mua NVL:Kính trắng 7ly 3319 18.753.840 25/11 PNK 0575 25/11 Kính trắng8ly 3319 24.990.000 25/11 PNK 0575 25/11 Kính trắng 4ly 3319 17.000.400 … …

12/12 PXK 0543 12/12 Xuất VT cho Tầm nhìn Việt:

Kính trắng 7ly

154TNV 11.721.150

12/12 PXK 0543 12/12 Sơn dầu Lobster 1/4 GL900 154TNV 600.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/12 PXK 0543 12/12 Sơn dầu Lobster 100G 905 154TNV 717.800

12/12 PXK 0543 12/12 Sơn lót polyure thane PU-304 154TNV 14.868.000

... ... 31/12 31/12 Số dư cuối kỳ 5.207.845.076 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập (Ký, họ tên) Bùi Thị Hạnh Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Tô Thị Huê Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐÔNG PHONG

a. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

Cùng với sự phát triển của công ty, công tác tổ chức quản lý và hạch toán NVL nói riêng và hạch toán nói chung cũng không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh. Thực hiện được điều đó sẽ góp phần vào việc sử dụng NVL hiệu quả hơn nữa và góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

i. Những ưu điểm

Sau một thời gian được thực tập tại phòng kế toán của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong, được tiếp xúc với cán bộ, nhân viên kế toán cũng như các phần mà họ phụ trách, em thấy việc hạch toán tại công ty có những điểm nổi bật sau đây:

- Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng với chế độ và biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản của công ty đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Việc sắp xếp, phân công các tài khoản trong hệ thống tài khoản của công ty là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

- Về việc vận dụng hình thức sổ kế toán: Để quản lý và hạch toán các phần hành kế toán, phòng kế toán đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình

thức sổ có nhiều ưu điểm trong quá trình quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất hiện nay cũng như ở Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong.

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty rất nhạy bén trong công tác quản lý và đang tìm những bước đi mới cho mình. Hiện nay công ty đã áp dụng nhiều chính sách đẻ nâng cao uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm trong đó có việc thực hiện tốt công tác quản lý nói chung và công tác quản lý NVL nói riêng. Cụ thể công ty đã có nhiều chú trọng trong công tác quản lý NVL từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng.

- Đối với công tác thu mua NVL: Công ty có một đội ngũ cán bộ thu mua hoạt bát, nhanh nhẹn, nắm vững được giá cả trên thị trường, tìm được nguồn mua NVL và thu mua với giá cả phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã lập được định mức sử dụng và dự trữ vật liệu cần thiết, hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty không bị ngừng trệ, không lãng phí vốn do dự trữ vật liệu tồn kho không cần thiết.

- Đối với công tác tổ chức kho NVL: Kho được tổ chức khoa học, bảo quản hợp lý theo tính năng, công dụng của từng loại NVL. Hệ thống kho rộng rãi, thoáng, đủ ánh sáng, thuận tiện cho việc nhập, xuất và kiểm kê vật liệu.

- Đối với khâu sử dụng NVL: Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức sử dụng tiết kiệm vật liệu. Nhờ đó, NVL xuất dùng đúng mục đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức NVL trước. khi có nhu cầu về NVL thì các bộ phận sử dụng làm Phiếu yêu cầu lĩnh NVL gửi lên Phòng Kinh doanh, sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của nhu cầu sử dụng NVL, Phòng Kinh doanh xét duyệt. Bằng cách đó vẫn có thể cung cấp NVL đầy đủ, kịp thời mà tránh được tình trạng hao hụt, lãng phí NVL.

- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để thực hiện kế toán hàng tồn kho và kế toán chi tiết NVL sử dụng phương pháp thẻ song song được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên liên tục một cách tổng hợp tình hình biến động NVL ở kho. Điều này có tác dụng rất lớn vì công ty luôn chú trọng việc bảo toàn giá trị hàng tồn kho cũng như việc tiết kiệm chi phí NVL, hạ giá thành sản phẩm góp phần ngày một hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán NVL. Bên cạnh đó số liệu kế toán được ghi chép rõ ràng, phản ánh trung thực chính xác tình hình hiện có, tăng, giảm NVL trong kỳ. Kế toán TSCĐ và HTK đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho NVL, đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và giá trị. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối chiếu đảm bảo các thông tin về tình hình biến động NVL được chính xác tình hình hiện có, tăng giảm NVL trong kỳ. Kế toán TSCĐ và HTK đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho NVL, đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và giá trị.

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán ,với một đội ngũ nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm nghề nghiệp , nhạy bén với những đòi hỏi mới của thị trường, họ được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của mình. Các nhân viên phòng Kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ, cung cấp thông tin kế toán một cách thường xuyên đầy đủ và chính xác, giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mình.

- Công ty đánh giá vật liệu theo giá thực tế. Giá xuất là giá thực tế đích danh, phương pháp này phản ánh chính xác số vật liệu xuất dùng trong tháng. Tuy nhiên

để tạo điều kiện thuận tiện cho việc tính toán, công ty đang tiếp tục nghiên cứu nhằm vi tính hoá toàn phần công tác kế toán tại công ty.

- Qua phân tích tình hình chung của công tác kế toán NVL tại công ty, có thể thấy rằng công tác kế toán NVL được tiến hành khá nền nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán, phù hợp với yêu cầu của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn kho, tính toán phân bổ chính xác giá trị NVL cho từng đối tượng sử dụng.

ii. Những tồn tại

- Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL:

Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm song công việc ghi chép nhiều và trùng lặp, tốn nhiều công sức. Mặt khác, do đặc điểm vật liệu ở công ty có nhiều chủng loại, với tấn xuất nhập xuất nhiều, nên công việc theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn NVL của kế toán viên không đảm bảo được công việc ghi chép, hạch toán hàng ngày. Do đó, kế toán thanh toán vẫn phải trợ giúp một phần công việc này.

- Về phương pháp tính giá NVL xuất kho:

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá xuất kho NVL. Theo phương pháp này, NVL xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó. Công ty áp dụng phương pháp này, mặc dù đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao.

Do đặc điểm sản xuất của công ty là trong tháng số lần nhập, xuất NVL diễn ra thương xuyên. hơn nữa, giá trị thực tế của vật liệu mua vào luôn biến động. Như

đã nói ở phần trên, lượng vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu là mua từ bên ngoài và từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá cả ở mỗi nguồn mua cũng sẽ khác nhau, và mỗi lần mua giá cả của từng loại vật liệu ở cùng một nơi cũng có sự khác biệt bởi nền kinh tế thi trường hàng hoá rất phong phú và đa dạng.

b. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

Với tư cách là một sinh viên thực tập , dù thời gian tiếp xúc thực tế và trình độ có hạn, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thêm một bước công tác kế toán vật liệu tại công ty nói riêng và công tác kế toán nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL:

Do đó đặc điểm vật liệu của ty là đa dạng về chủng loại, hơn nữa hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, biến động ít... cho nên theo em công ty áp dụng phương pháp thẻ song song là chưa phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, công ty nên áp phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về NVL. Ưu điểm của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của kế toán vật liệu.

Trên cơ sở đó, ở kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng kế toán chỉ hạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và xây dựng đông phong (Trang 56 - 69)