DO DÂN VÀ VÌ DÂN
* Cơ sở hình tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. làm chủ của nhân dân.
a. Nhà nước của dân:
- Theo quan điểm của HCM, Nhà nước của dân là Nhà nước được tổ chức sao cho toàn bộ quyền lực trong nước thuộc về nhân dân.
- Quyền lực trong nước thuộc về nhân dân thể hiện ở chỗ: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra dân phúc quyết”
- Nhân dân có quyền làm bất cứ công việc gì mà pháp luật không cấm. Đồng thời nhân dân có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.
- Sau khi giành chính quyền, dân uỷ quyền cho các đại diện của mình bầu ra, đồng thời dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
b. Nhà nước do dân.
- Nhà nước do nhân dân bầu ra, nhân dân lựa chọn đại biểu và uỷ quyền cho các đại biểu thay mặt mình quản lý đất nước.
- Nhà nước đó được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ và đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động.
- Nhà nước do dân còn được thể hiện ở chỗ dân cú quyền bãi miễn, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu.
c. Nhà nước vì dân.
- Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân không có đặc quyền, đặc lợi thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính..
- Theo Hồ Chí Minh, việc gì có lợi cho dân thì Nhà nước phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì Nhà nước phải hết sức tránh, Nhà nước phải tập trung chăm lo đời sống của nhân dân, hạnh phúc của đồng bào và độc lập, tự do của dân tộc.
- HCM phân tích một cách sâu sắc mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ. Dân là chủ, Chính phủ là đày tớ của nhân dân.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
a.Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng bản chất giai cấp của Nhà nước ta là bản chất giai cấp công nhân.
Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
Một là: Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các phương thức thích hợp.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh phương thức lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ về cơ bản là:
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối quan điểm về Nhà nước thể thế hoá thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên của mình trong bộ máy cơ quan Nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự phát triển của đất nước.
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước. dân tộc của Nhà nước.
- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, từ quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc.
- Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
- Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ lịch sử của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ pháp lý mạnh mẽ
a. Thứ nhất: Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề được Người quan tâm sâu sắc nhất là xây dựng một Nhà nước hợp hiến. Trong điều kiện khó khăn của nước ta lúc bấy giờ Hồ Chí Minh đã tập trung lãnh đạo đất nước tiến hành tổng tuyển cử khoá I. Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà. Giải quyết được vấn đề này là một thành công rất lớn của chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu.
b. Hoạt động quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, HCM rất quan tâm xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành một Nhà nước pháp quyền. Nhà nước đó phải có một bộ máy hành chính mạnh và được điều hành bằng pháp luật. Theo Hồ Chí Minh một xã hội có kỷ cương là một xã hội mà pháp luật được tôn trọng và có hiệu lực trên thực tế. Đó là một Nhà nước pháp quyền. Trong Nhà nước đó dân chủ và pháp luật đi đôi với nhau.
Để có Nhà nước pháp quyền, HCM một mặt chăm lo xây dựng hệ thống pháp luật, mặt khác người rất chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo ra một cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài.
Theo HCM, “cán bộ là gốc cách mạng, công việc tốt hay xấu đều do cán bộ… Để xây dựng được một Nhà nước pháp quyền thì phải đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, viên chức Nhà nước có trình độ văn hoá, thành thạo nghiệp vụ hành chính, có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính…”
- Tuyệt đối trung thành với cách mạng
- Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ - Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
- Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, thắng không kiêu, bại không nản.
- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
4. Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả hoạt động có hiệu quả
a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. nước.
Thứ nhất là: đặc quyền đặc lợi.
Thứ hai là: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Thứ ba là: ''tư túng'', ''chia rẽ'', ''kiêu ngạo''
b. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức,
- Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật. Người luôn chú giáo dục đạo đức đồng thời cũng không ngừng nâng cao vai trò của, sức mạnh của pháp luật.
+ Trước hết, chính trị của Hồ Chí Minh là một nền chính trị đạo đức và đạo đức cao nhất là hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình gương mẫu trong mọi việc.
+ Đi đôi với giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cũng rất đề cao việc ban hành pháp luật. Theo Người: ''trăm điều phải có thần linh pháp quyền''
CHƯƠNG VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ,ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI