Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh pdf (Trang 41 - 43)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

c. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ

- Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng.

Theo Hồ Chí Minh hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỉ luật cao. Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

Một là, tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt gắn bó với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liệu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.

Hai là, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh: Lãnh đạo mà không tập thể thì đi đến các tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.

Phụ trách mà không do cá nhân, thì sẽ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau.

Ba là, Tự phê bình và phê bình: Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc này, Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng.

+ Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng. Để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp, dân tộc.

+ Thực hiện tự phê bình và phê bình đúng đắn không phải là việc dễ dàng. Vì vậy, Hồ Chí Minh lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp uỷ Đảng từ trên xuống dưới không những phải dùng thường xuyên mà còn phải khéo dùng cách tự phê bình và phê bình.

Bốn là, Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.

+ Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Cho nên Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng.

+ Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng.

Năm là, Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ TW đến chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Để đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng theo Hồ Chí Minh Đảng phải: Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác. Phải “sống với nhau có nghĩa, có tình”.

- Cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

+ Hồ Chí Minh đã đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rõ vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân.

+ Hồ Chí Minh cho rằng công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, thực hiện chính sách đối với cán bộ.

Một phần của tài liệu Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w