thuật, công nghệ sản xuất, văn hóa, thời kỳ phát triển kinh tế… mà có những chính sách điều chỉnh tỳ giá hối đoái khác nhau để đạt được những mục tiêu về kinh tế nhất định.
- Đối với Trung Quốc thì quốc gia này nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và giảm những ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài đã áp dụng chính sách tỷ giá duy trì ổn định đồng
CNY yếu từ năm 1997 tới nay. Do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á đã làm cho tốc độn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh, giá cả liên tục giảm xuống, tăng thặng dư thương mại, bắt đầu xuất hiện tình trạng lạm phát cao. Trước tình hình đó, CP Trung Quốc tiên hành phá giá đồng CNY, tỷ giá giữ ở mức 8,3 CNY/USD, với biên độ dao động nhỏ. Nhờ chính sách duy trì đồng CNY yếu mà trong những năm gần đây Trung Quốc nhiều năm là nước có tốc độ phát triển nhất thế giới, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới.
- Trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đối với Mỹ thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá được hình thành dựa trên cung và cầu trong nền kinh tế, không có sự can thiệp của CP, hoặc CP can thiệp hạn chế vào thị trường. Chính sách tỷ giá này có tác dụng là tạo nên sự ổn định trong thị trường tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp gia tăng sự linh hoạt của tỷ giá và giảm bớt sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ của NHTW. Tỷ giá USD được hình thành trên thị trường thông qua chỉ số USD Index được giao dịch trên thị trường toàn thế giới.
- Hồng Kông (Trung Quốc) đã thực hiện chính sách TGHĐ gắn HKD vào USD trong hơn 25 năm nay. Tỷ giá đồng HKD được giữ ổn định so với USD ở mức 7,8 từ năm 1983 đến nay và được cho phép biến động trong +/-5%. Việc thực hiện chính sách gắn HKD với USD giúp cho TGHĐ luôn được bình ổn, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường nước ngoài. Nhưng để duy trì tỷ giá cố định này thì Hồng Kông đã “bơm” hằng trăm tỷ USD vào thị trường mới có thể bình ổn được tỷ giá, làm giảm quỹ dự trữ ngoại hối.
CHƯƠNG 2: