2.2.Chính sách đối với ngoại tệ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 pdf (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 3: ĐOẠN 2005-2010

2.2.Chính sách đối với ngoại tệ

- Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ LNH: đây là điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó để thực hiện các biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết một cách chính xác và hiệu quả. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ LNH , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ LNH với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.

- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất như quan hệ về kinh tế (xuất, nhập khẩu) để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam. Chính sách tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa, hạn chế những tác động tiêu cực của các biến động bất lợi khi có sự thay đổi một loại ngoại tệ nào đó.

- Nâng cao vị thế, sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam: bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng, nâng cao giá trị hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định vị thế kinh tế Việt Nam… Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia, tránh tình trạng đôla hóa đang diễn ra phức tạp ở Việt Nam. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. Đồng tiền tự do chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của CP vào chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện.

2.3.Chính sách đối với xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 pdf (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w