2.1.Chính sách ngoại hối

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 pdf (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 3: ĐOẠN 2005-2010

2.1.Chính sách ngoại hối

pháp như sau:

- Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam: Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết

kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải đạt được hiệu quả. Lựa chọn các phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá. T iến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHTW trong việc xác định TGHĐ, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính, thủ tục phức tạp trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho VND, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, chính sách điều chỉnh TGHĐ, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM…

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ có thể tạo nên một thị trường ngoại hối linh hoạt giúp cho nền TGHĐ có thể ổn định và phát triển nền kinh tế.

2.2.Chính sách đối với ngoại tệ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w