NGÀNH HÀNG THUỘC CNHC
Trong 3 nhóm giải pháp cần thực hiện để nâng cao NLCT của sản phẩm và
nâng cao hiệu quả SXKD, thì đối với CNHC nhóm giải pháp kỹ thuật, công nghệ
nhiều năm tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong ngành đều thấy rõ những điểm yếu của mình về công nghệ, thiết bị và đã từng bước có các giải pháp khắc
phục, chủ yếu bằng đầu tư nâng cấp theo các hướng : 1/ Mở rộng công suất sản
phẩm hiện có; 2/ Thay đổi công nghệ (và thiết bị) để nâng cấp sản phẩm hoặc thay đổi sản phẩm; 3/ Cả hai hướng trên.
Nhờ quá trình đầu tư nâng cấp, mà đến nay hầu hết các sản phâm của CNHC
đã đáp ứng được yêu cầu trong nước, trong đó có một số sản phẩm đã được xuất
khẩu.
Dưới đây chúng ta xem xét kết quả đạt được (mở rộng công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất và tăng hiệu quả sản xuất) trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, trong đó chủ yếu là đầu tư nâng cấp công
nghệ, thiết bị sản xuất tại một số ngành hàng thuộc CNHC. Ngoài ra tại đây cũng nêu lên hướng đầu tư tiếp tục phát triển sản xuất đối với một số sản phẩm trong ngành, trong đó có một số hướng đã được các doanh nghiệp lựa chọn và triển khai
thực hiện.
III.1. Kết quả đạt được khi triển khainâng cấp công nghệ các ngành sản
xuất chủ lực thuộc CNHC
III.1.1. Ngành sản xuất sản phẩm phân đạm từ than
Hiện nay ở nước ta chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất phân đạm từ than ở Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (thuộc VINACHEM). Dây chuyền công
nghệ do Trung Quốc giúp xây dựng từ năm 1960. Trước năm 2003 công suất sản
xuất của Nhà máy chỉ đạt dưới 10 nghìn tấn urê/năm, giá thành sản xuất cao và
trước năm 2000, trong thời kỳ giá urê trên thị trường xuống thấp, Nhà máy đã xuất
hiện nguy cơ thua lỗ, đình đốn sản xuất. Sau dự án nâng cấp kỹ thuật-công nghệ
hoàn thành vào giữa năm 2003 (khánh thành Dự án cải tạo vào 23/7/2003), Nhà
máy đã hoạt động ổn định với công suất sản xuất vượt thiết kế (150 nghìn tấn urê/năm) và trong 2 năm gần đây đều đã đạt công suất 180 nghìn tấn/năm. Chất lượng urê tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tác dụng giảm chi phí đầu vào:
Tác dụng giảm chi phí đầu vàu sản xuất sau khi nâng cấp kỹ thuật đối với sản
xuất phân đạm từ than được thể hiện ở giá thành sản phẩm urê có tính cạnh tranh
cao.
Ngoài ra, sau Dự án cải tạo kỹ thuật, Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc
lại có thêm năng lực phát điện đủ để hoạt động toàn bộ các dây chuyền sản xuất
của Công ty với giá thấp và có thừa điện bán cho ngành Điện lực. đây cũng là yếu
tố quan trọng để giảm chi phí đầu vào sản xuất của Nhà máy Phân đạm.
- Hướng cần tiếp tục dầu tư :
Tiếp tục nâng cấp công nghệ, thiết bị và mở rộng công suất. Đây là hướng mà Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc lựa chọn và thực
+ Nâng cấp công nghệ chủ yếu tập trung vào công nghệ để có thể sử dụng
than cám rẻ hơn thay cho than cục.
+ Tăng công suất, tăng quy mô sản xuất để tận dụng ưu thế về quy mô.
III.1.2. Ngành sản xuất sản phẩm supe lân