Tác dụng nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất:

Một phần của tài liệu nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất (Trang 68 - 83)

Thực tế quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất xút - clo ở nước ta cho thấy

nhờ nâng cấp công nghệ, thiết bị mà công suất và chất lượng sản phẩm đã có sự thay đổi rõ rệt. Đến nay trong ngành sản xuất xút-clo nước ta không còn cơ sở nào sử dụng các loại bình điện phân Hooker với anôt grafit và màng cách dung tích nhỏ kiểu cũ.

Nhà máy xút- clo tại Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (thuộc VINACHEM) là

nhà máy đựơc xây dựng lâu đời nhất ở nước ta (từ năm 1960) cũng đã nâng cấp

thiết bị làm nhiều đợt (đợt 1 vào năm 1976, đợt 2 vào năm 1989, đợt 3 vào năm

điện phân. Ngoài ra hệ thống bơm và cô đặc xút, hệ thống sản xuất axit clohyđric,

v.v...cũng được nâng cấp. Hiện nay dây chuyền sản xuất đã được nâng công suất

xuat lên 10 nghìn tấn xút/năm, chất lượng các sản phẩm được nâng cao.

Tương tự như vậy tại công ty TNHH một thành viên Hoá chất cơ bản miền

Nam (thuộc VINACHEM), vấn đề đầu tư nâng cấp sản xuất xút- clo cũng luôn được coi là nhiệm vụ quan trong nhất trong chiến lược phát triển của Công ty.

Trong thời gian qua, Công ty đã kết hợp giữa nâng cấp mở rộng năng lực sản xuất

với đầu tư chiều sâu sử dụng công nghệ hiện đại. Theo đó từng bước Công ty đã

đầu tư thay thế công nghệ điện phân xút từ hệ bình điện phân hệ De Nora thế hệ cũ

(dùng anôt titan phủ ruteni và màng cách) sang hệ bình điện phân sử dụng màng

trao đổi (ion- membrane). Năm 2002 với tổng mức đầu tư trên 64 tỷ đồng Công ty đã nâng công suất từ 10 nghìn lên 15 nghìn tấn xút/năm cùng các sản phẩm gốc clo tương ứng. Tháng 3/2005 Công ty lại tiếp tục thực hiện dự án nâng cao năng

lực sản xuất xút lên 20 nghìn tấn/năm. Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu

cầu về xút và các sản phẩm đi từ clo ngày càng cao, công suất sản xuất xút tại

Công ty vẫn được tiếp tục mở rộng. Ngoài xút, Công ty cũng mở rộng danh mục

các sản phẩm khác (như clo lỏng, CaCl2, PAC, v.v..). Sản phẩm xút của Công ty đạt chất lượng cao (tinh khiết với nồng độ đạt 31,5%).

Qua đầu tư mở rộng và nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất, sản xuất xút –clo của các doanh nghiệp thuộc CNHC đã đạt hiệu suất dòng điện cao, góp phần quan

trọng vào giảm chi phí sản xuất và tăng NLCT của sản phẩm.

Qua thực tế sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xút-clo, các chuyên gia trong

ngành sản xuất cho rằng các cơ sở sản xuất ở nước ta đều đã xác định hướng tiếp

tục đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất xút- clo là:

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống bình điện phân sang loại sử dụng màng trao

đổi ion (membrane).

+ Nghiên cứu đảm bảo cân bằng clo bằng các phương án tăng sử dụng clo (và

cả hyđro) để tăng quy mô sản xuất, tận dụng được nhiều loại sản phẩm từ khâu điện phân, góp phần tăng hiệu quả sản xuất chung.

III.1.7. Ngành sản xuất sản phẩm Pin-ac quy

- Tác dụng nâng công suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện môi

trường:

Công ty cổ phần Ac quy Tia Sáng (TIBACO) là đơn vị thành viên của

VINACHEM chuyên sản xuất acquy chì với công suất thiết kế ban đầu 12 nghìn

kWh/năm do Trung Quốc giúp xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 60. Những năm gần đây Công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất trên cơ sở

mua sắm thêm các thiết bị mới, hiện đại của châu Âu. Năm 2005 đạt công suất 150

nghìn kWh ac quy/năm, năm 2006 đưa công suất lên 300 nghìn kWh ac quy/năm

với hơn 60 chủng loại khác nhau trong đó có cả ac quy khô, kín khí dùng cho ô tô,

xe máy và xe đạp điện. Chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Việc đầu tư chiều sâu tai TIBACO đã giúp Công ty giải quyết đồng bộ nhiều

thiết bị do Công ty nghiên cứu và tự thiết kế, chế tạo có giá thành thấp, chỉ bằng

30% thiết bị nhập khẩu cũng góp phần giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả sản

xuất.

Sản phẩm của TIBACO không những đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong

nước mà còn đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực (Hàn Quốc, Campuchia, Lào), các nước châu Phi (như Kenya) và cả các nước Châu âu (Anh,

Séc, Thụy Điển, Nga), v.v...

Bên cạnh chương trình đầu tư công nghệ, thiết bị, năm 2005 TIBACO ty đã triển khai dự án “Chương trình phát triển bền vững năm 2005” với mức chi phí

426 triệu đồng với mục tiêu về xử lý khí thải (hơi axit), xử lý nước thải công

nghiệp, bụi chì trong sản xuất để tái sử dụng, góp phần tiết kiệm chi phí.

Kết quả của thực hiện các dự án đầu tư kể trên đã làm cho môi trường sản

xuất cũng được cải thiện rõ rệt, góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sức khoẻ người lao động. Dự án sẽ đem lại kết quả giải quyết tốt vấn đề khí thải và hơi độc( hơi axit, hơi chì, bụi chì, v.v...) trong khâu hóa thành điện cực ac quy và một số công đoạn sản xuất khác, góp phần giảm ăn mòn thiết bị, nhà xưởng, và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, hơi chì trong quy trình sản xuất ắc quy gây độc cho người lao động.

Công ty Cổ phần Pin Ac quy Miền Nam (PINACO) là một doanh nghiệp lớn,

chuyên sản xuất pin, ắc quy của VINACHEM. Công ty được thành lập từ năm

1976, cổ phần hóa từ 6/2004 và đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán là PAC). Trong nhiều năm qua, PINACO đã tích cực đầu tư chiều

cực (COS) của Anh cùng các thiết bị khác nhập từ Âu, Mỹ, đầu tư các dây

chuyền sản xuất các loại pin R6, R20, R03 theo công nghệ giấy tẩm hồ và tự chế

tạo nâng cấp nhiều thiết bị phục vụ sản xuất. Kết quả đầu tư và nâng cao quản lý

đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhân công và chi phí sản xuất.

Đến nay PINACO đã đáp ứng được các yêu cầu đa dạng về sản phẩm về pin và ac quy (ac quy thông dụng, ac quy kín khí dùng cho xe gắn máy và ô tô, xe đạp điện, UPS, đèn sạc, các loại pin thông dụng các cỡ, v.v...) Sản phẩm của PINACO đều có tính năng vượt trội, dung lượng và tuổi thọ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế (DIN

43539 của Đức và JIS D5301 - 5302 của Nhật Bản).

Sản phẩm pin và ac quy của PINACO hiện chiếm hơn 50% thị phần trong nước, 15% sản lượng ac quy được xuất khẩu sang một số nước và vùng lãnh thôtrong khu vực (Trung Quốc, Campuchia, Hong Kong…) Đồng thời, ac quy

PINACO còn được cung cấp cho các hãng xe nổi tiếng hiện có nhà máy ở Việt Nam như: Ford Vietnam, Vietnam Suzuki, Mercedes - Benz Vietnam, Ô tô

Trường Hải, Huyndai Vinamotor, Deawoo Vidamco, Mekong Auto, Samco,

v.v…Pin Con Ó của PINACO cũng được xuất khẩu sang các quốc gia ở Trung Đông, Australia, Nam Phi, Campuchia, Lào, v.v…

Hiện tại Công ty có năng lực sản xuất 1 triệu kWh ac quy/năm và 250 triệu viên pin/năm. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao, PINACO đang đầu tư thêm 1

xí nghiệp sản xuất Ac quy tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch với năng lực sản xuất

2 triệu kWh ac quy, dự kiến cuối năm 2008 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động giai đoạn 1.

Việc TIBACO thực hiện và khai thác hiệu quả các dự án đầu tư đã thiết thực

làm giảm chi phí đầu vào trong nhiều công đoạn sản xuất như giảm lượng chì đúc sườn cực, cao trát lá cực, giảm điện năng hóa thành từ 5 đến 10%, v.v...

Đối với PINACO, bên cạnh phát huy năng lực của công nghệ và thiết bị sản

xuất để tiết giảm chi phí sản xuất, cộng với áp dụng các giải pháp về quản lý (đánh

giá lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu đầu vào, quản lý khi nhập kho, v.v...) nên chi phí đầu vào sản xuất đã được quản lý sát với các định mức, góp phần tiết

kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất.

- Hướng cần tiếp tục đầu tư:

Theo ý kiến của các doanh nghiệp trong ngành, việc tiếp tục đầu tư để phát

triển ngành pin, ac quy trong tương lai gần đang được các doanh nghiệp triển khai theo các hướng :

+ Tiếp tục nâng cấp công nghệ, thiết bị để nâng cao sản lượng, chất lượng sản

phẩm để sản phẩm hiện có đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế ;

+ Nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển sản phẩm mới để khi có điều kiện về

thị trường thì có thể đầu tư được ngay.

III.1.8. Ngành sản xuất sản phẩm chất giặt rửa

- Tình hình phát triển công nghệ

sản xuất các chất giặt rửa, trong đó có 2 doanh nghiệp chuyên sản xuất các chất

giặt rửa là Công ty cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO) và Công ty cổ phần Bột giặt

NET (NETCO)

LIXCO là một đơn vị thành viên của VINACHEM. Tiền thân của LIXCO ngày

nay là Công ty Kỹ nghệ Hóa phẩm Huân Huân được thành lập vào năm 1972. Sau

nhiều sáp nhập và thay đổi năm 1993 Công ty chính thức thành lập với tên gọi

Công ty Bột giặt LIX, sản lượng sản xuất và doanh thu của Công ty liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1998 với sự xuất hiện của các Công ty liên

doanh của các tập đoàn đa quốc gia với ưu thế vượt trội về mọi phương diện (kỹ

thuật, công nghệ, tài chính, quản lý...), tình hình kinh doanh của Công ty đi vào bế

tắc và đứng trên bờ vực thua lỗ, hàng loạt công nhân phải nghỉ việc.

Từ năm 2000, công ty bắt đầu quá trình tái cấu trúc, phân tích những điểm yếu

của mình để cải tiến năng lực cạnh tranh, chấp nhận gia công cho các Công ty liên

doanh để tồn tại và phát triển. Từ đó đến nay là một quá trình vượt dốc gian nan.

Tuy nhiên từ năm 2000 đến nay, nhất là từ tháng 10 năm 2003 khi Công ty được

cổ phần hoá, doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trưởng. Cũng chính

trong quá trình gia công sản phẩm cho các công ty liên doanh và các công ty nước

ngoài, Công ty cũng có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, các phương

pháp quản lý hiện đại. Trong các năm gần đây nhờ tăng cường đầu tư một số thiết

bị sản xuất (cải tạo nhà bao gói tháp 2, máy đóng gói tự động, xe nâng hàng, v.v..., thiết bị thí nghiệm và một số hạng mục khác), chất lượng sản phẩm được cải thiên và sản lượng, doanh thu của LIXCO có mức tăng trưởng cao.

Đến nay sản phẩm của Công ty đã có một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước, đồng thời cũng đã xuất khẩu đến một số quốc gia và khu vực

trên thế giới như Đài Loan, Xingapo, Campuchia, New Zealand Madagasca, Nhật

Bản, v.v...

Những bước đi trong quá trình phát triển sản xuất của Công ty cổ phần Bột giặt

NET (NETCO) cũng tương tự như đối với LIXCO.

Ngay từ những năm 1990-1995, NETCO đã được xem là một trong những

doanh nghiệp nhà nước từ bao cấp bước ra làm ăn thời cơ chế thị trường khá hiệu

quả. Sản phẩm của NETCO được tiêu thụ rộng khắp trong cả nước. Thế nhưng sau đó NETCO đã “quên” tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường . Vì thế sản phẩm

của NETCO đã dần "nhường" thị phần cho những "đại gia" Tide, OMO, v.v... của

các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh và phải chấp nhận gia công

sản phẩm cho các liên doanh.

Sau những năm 2000, bắt đầu một thời kỳ mới trong sự phát triển của NETCO, đặc biệt sau khi Công ty được cổ phần hoá (7/2003). Phương tiện sản xuất được

nâng cấp với một số dây chuyền sản xuất tự động, khép kín và phát huy hiệu quả

tốt, góp phần giúp cho Công ty giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất.

Công ty đã từng bước phục hồi lại tên tuổi, thương hiệu của mình ngay tại thị trường trong nước.

- Hướng cần tiếp tục đầu tư:

Trong nhiều năm gần đây ngành sản xuất chất giặt rửa của VINACHEM đạt

tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14%-15%. Thị trường các chất giặt rửa

hiện nay có tính cạnh tranh rất mạnh. Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, sản phẩm của các doanh nghiệp chất giặt rửa tại VINACHEM hoàn toàn tương

cùng mặt bằng công nghệ và hiện nay vấn đề công nghệ sản xuất không không còn là vấn đề quá bức xúc trong phát triển của ngành hàng. Bức xúc nhất trong phát

triển của các doanh nghiệp trong ngành là vấn đề phát triển thương hiệu, đa dạng

hóa sản phẩm và mở rộng thị phần.

Để tiếp tục phát triển sản xuất, trước mắt các doanh nghiệp trong ngành cần

tập trung:

+ Nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng + Phát triển thị trường, trong đó điểm mấu chốt vẫn là phát triển thương hiệu.

III.2. Giải quyết những điểm chốt của quá trình sản xuất

Trên góc độ vi mô, tùy theo điều kiện cụ thể của mình, mỗi doanh nghiệp cần

tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp nhất.

Đối với sản xuất công nghiệp nói chung và trong các ngành thuộc CNHC nói

riêng, ngoài các điều liện về môi trường kinh doanh, các quy định và chính sách của chính quyền, v.v...để thực hiện một quá trình sản xuất hiệu quả, nhà sản xuất

cần chú ý đến các yếu tố chính sau đây có liên quan mật thiết và quyết định đến sự

tồn tại và phát triển của một loại sản phẩm:

Đầu vào:

1- Điều kiện về nguyên liệu;

Quá trình xử lý:

3- Điều kiện về lao động (con người);

4- Điều kiện về công nghệ, thiết bị.

Đầu ra:

5- Điều kiện về thị trường.

Trong đó nhà sản xuất cần tìm ra những điểm chốt, hay nói cách khác là các chỗ “thắt cổ chai” hạn chế sự phát triển sản xuất. Đây là những chỗ hoặc các yếu

tố quan trọng nhưng yếu kém nhất và đang gây ách tắc một khu vực nào đó của

quá trình sản xuất. Các điểm chốt này không phải là bất biến mà có thể thay đổi khi điều kiện sản xuất và ngoại cảnh thay đổi.

Hiện nay, trên thực tế ngành CNHC nước ta (đại diện là VINACHEM) lại bao

gồm nhiều ngành hàng, nhiều lĩnh vực sản xuất cùng hoạt động. Vì vậy đối từng

ngành hàng (hay thậm chí đối với từng doanh nghiệp trong ngành hàng) vị trí “thắt

cổ chai” cũng khác nhau. Các doanh nghiệp trong mỗi ngành hàng có những điểm

chung về công nghệ, thị trường, v.v...và có thể áp dụng một số biện pháp tương tự

nhau hoặc bổ sung cho nhau. Tuy nhiên do mỗi doanh nghiệp có những điều kiện

và điểm xuất phát riêng nên thực tế giải pháp thực hiện của các doanh nghiệp để

nâng cao NLCT và hiệu quả SXKD cũng đa dạng.

Nhìn chung khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong CNHC là công nghệ

doanh nghiệp, vấn đề công nghệ và thiết bị lại không bức xúc bằng vấn đề thị trường hoặc nguyên liệu.

Thực tế mỗi doanh nghiệp đều có thể nhận ra những “ thắt cổ chai” khi tiến

hành SXKD của mình. Giải quyết tốt được những mặt hạn chế ở những khâu này

sẽ góp phần ổn định và phát triển sản xuất.

Để làm rõ vấn đề này, ở đây chúng tôi nêu lại 2 ví dụ.

Ví dụ 1. Trong sản xuất phân đạm từ than (tại Công ty Phân đạm và Hóa chất

Hà Bắc, khi phân tích các yếu tố chính liên quan đến sản xuất và khả năng phát

Một phần của tài liệu nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)