Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất (Trang 56 - 68)

Trong các cơ sở sản xuất phân supe lân (tại VINACHEM), vai trò nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm nhờ vào đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, thiết

bị và áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật là điều đã được thực tế sản xuất

khẳng định.

Từ năm 1976 đến nay, Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã 3 lần đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất sản xuất sản xuất supe lân lên 800 nghìn tấn/năm như hiện nay. Song song với đầu tư nâng cấp thiết bị sản xuất supe lân, Công ty đã nâng cấp 3 dây chuyền sản xuất axit sunfuric (tác nhân phản ứng tạo

supelân) lên 270 nghìn tấn/năm trên cơ sở thay đổi sang công nghệ sử dụng hoàn

toàn nguyên liệu lưu huỳnh và áp dụng quy trình tiếp xúc kép, hấp thụ kép. Việc

nâng cấp sản xuất supe lân và axit sunfuric được tiến hành theo từng bước phù hợp

với yêu cầu về công suất và chất lượng sản phẩm, nên hoàn toàn không gây xáo trộn lớn trong SXKD của Công ty và cải thiện môi trường sản xuất.

Tại Nhà máy Supephôtphat Long Thành (thuộc Công ty Phân bón miền Nam),

nhờ được đầu tư xây dựng mới và trên cơ sở mô hình công nghệ từ Công ty Supe

đối đồng bộ ngay từ đầu. Ngoài ra trong các năm 2005-2007 phần sản xuất axit

sunfuric của Nhà máy cũng đã được đầu tư nâng cấp công nghệ và mở rộng công

suất để đáp ứng yêu cầu.

- Tác dụng giảm chi phí đầu vào:

Việc nâng cấp thiết bị các dây chuyền sản xuất supe lân và các công trình phụ trợ (như đầu tư dây chuyền đóng bao), v.v...tại các cơ sở sản xuất đã cho phép

tăng hiệu suất chuyển hoá, tăng hiệu suất thu hồi bụi quặng apatit, góp phầm giảm

chi phí sản xuất do tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất sản xuất, giảm nhân

công.

Việc đầu tư một tổ hợp phát điện trên cơ sở tận dụng hơi nhiệt thừa trong

một số khâu sản xuất (nhất là từ khâu đốt lưu huỳnh) tại Công ty Supe phốt phát

và Hoá chất Lâm Thao đã cho phép tiết kiệm được 27-30% chi phí mua điện năng

cho hoạt động của cả Công ty, góp phần giảm chi phí sản xuất.

- Hướng cần tiếp tục đầu tư:

Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, để ngành supe lân tiếp tục phát

triển hơn nữa trong thời gian tới, vấn đề chính hiện nay là không phải là nâng công suất, cải tiến chất lượng sản phẩm supe lân đơn hiện có, mà là phải tăng đầu ra cho

sản phẩm supe lân đơn và đầu tư chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi sản phẩm để

ngành sản xuất phân supe lân tiếp tục phát triển một giai đoạn mới. Đây là các vấn đề vừa mang tính cấp thiết nhưng cũng mang tính lâu dài, quyết định đến sự phát

triển của cả ngành sản xuất supelân, cụ thể phải:

+ Đầu tư nâng cấp sản xuất các loại phân supe giầu, đặc biệt ưu tiên hướng sử

dụng các loại quằng apatit nghèo ( P2O5 25 -30% hoặc thấp hơn).

Các hướng trên mới chỉ nằm trong định hướng của các doanh nghiệp trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngành và hiện nay chưa được triển khai thực hiện.

III.1.3. Ngành sản xuất sản phẩm PLNC

- Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm:

Hiện nay ở nước ta có một số cơ sở sản xuất PLNC, trong đó có 2 cơ sở lớn

nhất là Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty cổ phần Phân lân Ninh

Bình (đều thuộc VINACHEM). Nguyên liệu phục vụ sản xuất PLNC ở nước ta là

quặng apatit, đỏ sà vân (secpentin), đá thạch anh (quăczit), nhiên liệu là than

antraxit Uông Bí (hoặc Vàng Danh) dạng cục có cỡ hạt 25-80mm.

Suất phát điểm của công nghệ sản xuất PLNC ở nước ta là công nghệ và thiết bị của Trung Quốc từ năm 1963, công suất ban đầu 20 nghìn tấn PLNC/năm,

sử dụng quặng apatit loại 1 và than cốc nhập khẩu. Việc thiếu than cốc đã là

nguyên nhân chủ yếu khiến cho Nhà máy PLNC Văn Điền phải đình đốn sản xuất

và phải ngừng hoạt động vào năm 1976. Năm 1979 Nhà máy này cũng chỉ sản

xuất được trên 7 nghìn tấn sản phẩm. Trong khi các dự án nghiên cứu cốc hoá

than antraxit (sản xuất than cốc gầy) thất bại, việc nghiên cứu áp dụng trực tiếp than antraxit (Vàng Danh, Uông Bí) để chạy lò cao nung PLNC trên cơ sở cải tiến

lại trắc đồ và kỹ thuật chạy lò của Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển lại thu được kết quả ngoài sự mung đợi, và năm 1984 toàn bộ 5 lò cao ở Văn Điển đã hoạt động bằng than antraxit trong nước.

Trên cơ sở kết quả của Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển, Nhà máy

Phân lân Ninh Bình được xây dựng, cũng chủ yếu là sản xuất PLNC và đi vào sản

xuất từ năm 1984 theo công nghệ và nguyên, nhiên liệu tương tự như ở Văn Điển.

Sau những năm 1990, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện

một loạt biện pháp về kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong đó đặc biệt có các giải pháp được cấp bằng Độc quyền sáng chế, và Độc quyền giải pháp hữu ích về

công nghệ lò, đóng bánh quặng vụn để tận dụng nguyên liệu, v.v... Kết quả áp

dụng các giải pháp đã dẫn đến công suất sản xuất PLNC tăng mạnh: Nếu như khi

thành lập Nhà máy PLNC Văn Điển, mỗi lò cao nung PLNC chỉ có công suất 10

nghìn tấn sản phẩm/năm (2 lò có công suất tổng 20 nghìn tấn/năm) thì đến nay

công suất sản xuất của các lò nung đã tăng từ 5 đến 10 lần so với ban đầu. Với 5

lò nung hiện có, Công ty PLNC Văn Điển có năng lực sản xuất 400 nghìn tấn PLNC/ năm, còn Công ty Phân lân Ninh Bình với 3 lò có năng lực sản xuất 300

nghìn tấn PLNC/ năm.

Về chất lượng sản phẩm, dù sử dụng quặng apatit loại 2 (hàm lượng P2O5

18-25%) nhưng sản phẩm PLNC vẫn đảm bảo hàm lượng P2O5 16,0- 16,5%, khi

có nhu cầu có thể sản xuất loại PLNC có hàm lượng P2O5 đến 21%. Mẫu mã sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm PLNC đa dạng (dạng bột mịn và dạng hạt), có tác dụng rất tốt cho nhiều

loại đất, đặc biệt là đất chua phèn và đất đồi dốc.

PLNC sản xuất tại các doanh nghiệp của VINACHEM không những đạt yêu

cầu sử dụng trong nước mà đã được xuất khẩu lô lớn sang một số nước trong khu

Hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế- kỹ thuật như tiêu hao nguyên vật liệu và

năng lượng trong sản xuất PLNC tại Văn Điển, Ninh Bình thấp hơn so với của

Trung Quốc và Nhật Bản. Cụ thể : tại Văn Điển, tiêu hao cho 1 tấn PLNC chỉ

bằng 53% so với của Trung Quốc và bằng 27% so vớ Nhật Bản. Lò nung dùng

than antraxit nhưng lượng dùng vẫn thấp hơn so với lượng than cốc dùng (0,25 tấn) tại Trung Quốc. Ngoài ra, cùng với việc tiết kiệm chi phí thông qua tận dụng

nguyên liệu vụn, than vụn, quay vòng và sử dụng lại nước thải, tận dụng lại bụi lọc

trong các khâu sấy nghiền, v.v..., thì giá thành sản phẩm PLNC Văn Điển hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các loại phân bón chứa lân khác trong nước và trên thế giới. Tại Ninh Bình các chỉ tiêu về sản xuất PLNC cũng tương tự như ở Văn Điển.

Do áp dụng các giải pháp kỹ thuật- công nghệ hợp lý mà trong nhiều năm

qua số tiền tiết kiệm trong sản xuất hàng năm của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty Phân lân Ninh Bình đã lên đến hàng trăm tỉ đồng về nguyên liệu (quặng apatit secpentin ...), điện và than.

- Hướng cần tiếp tục đầu tư:

Theo một số chuyên gia công nghệ phân bón, hiện nay công nghệ và thiết bị

sản xuất PLNC ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, trong đó công nghệ và thiết bị sản xuất có những điểm vượt trội so với trình độ chung của khu vực. Vì vậy về cơ bản, trong thời gian trước mắt và tương lai gần, bên cạnh tiếp tục nâng

cấp công nghệ và thiết bịđồng bộ, vấn đề then chốt để phát triển sản xuất PLNC ở nước ta là :

+ Tìm đầu ra cho sản phẩm

Trong tương lai xa hơn cần phải nghiên cứu công nghệ sử dụng than cám để

chạy lò nung để hạ hơn nữa giá thành sản phẩm PLNC.

III.1.4. Ngành sản xuất sản phẩm phân NPK

- Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm:

Ở nước ta ngành sản xuất phân NPK tuy được đầu tư muộn hơn (chủ yếu là

sau năm 1975) nhưng công nghệ và thiết bị được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cấp để phù hợp với yêu cầu về sản phẩm. Trong những năm đầu phát triển, ở khu vực phía Nam công nghệ sản xuất phân NPK chủ yếu là công nghệ trộn hạt

từ các loại phân bón dạng hạt sẵn có. Công nghệ này cho phép sản xuất các loại

phân NPK 3 màu có tổng hàm lượng dinh dưỡng cao với mức đầu tư và chi phí

nhân công thấp. Đối với phân NPK loại “một hạt” trong thời gian đầu được sản

xuất chủ yếu là loại tổng dinh dưỡng thấp (dưới 18%) và không sấy. Công nghệ

sản xuất này cũng có mức đầu tư và chi phí thấp, nhưng sản phẩm có chất lượng

không cao và khá phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất phân bón phí Bắc trước năm 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất phân bón nước ta, đi tiên phong là Công ty Phân bón và Hoá chất Cần Thơ, sau đó là các doanh nghiệp phân bón

khác thuộc VINACHEM, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp khác

đã thực hiện đầu tư sản xuất phân NPK loại “một hạt” theo công nghệ tạo hạt dùng

thùng quay với hơi nước và tự động hoá nhiều công đoạn sản xuất theo DCS.

ngày càng được nâng cao về các đặc trưng kỹ thuật, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu

thị trường.

- Tác dụng giảm chi phí đầu vào:

Các dây chuyền sản xuất phân NPK được lắp đặt gần đây đều có tính tự động hoá cao. Tại Công ty Supephôtphat và Hoá chất Lâm Thao, việc chuyển đổi

dùng than thay cho dầu tại khâu sấy phân NPK tại Lâm Thao và Hải Dương đã

góp phần giảm chi phí sản xuất đáng kể. Các dây chuyền sản xuất phân NPK mới

được đầu tư gần đây như tại Cộng ty Phân bón Việt Nhật (công ty liên doanh), các dây chuyền phân NPK tại Lâm Thao, Nhà máy phân bón Long An, Bình Phước (đều thuộc VINACHEM), v.v...đã được đầu tư tự động hoá cao, nên cho khả năng

tiết giảm tối đa thất thoát nguyên liệu và năng lượng, giảm chi phí về nhân công,

v.v...tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất.

- Hướng cần tiếp tục đầu tư :

Thực tế trong nhiều năm qua, công nghệ và thiết bị sản xuất phân NPK trong nước đã được định hình. Trong thời gian trước mắt và tương lai gần, các doanh

nghiệp trong ngành cần đầu tư để tiếp tục phát triển theo định hướng :

+ Nâng cấp các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu hoặc công suất quá nhỏ. + Đẩy mạnh thị trường (nhất là ở phía Bắc) và thị trường xuất khẩu

+ Ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất.

Trong tương lai xa hơn cần phải nghiên cứu áp dụng các công nghệ tạo hạt

xuất các loại phân bón khác ( urê, DAP/MAP, v.v...) tại các nhà máy sản xuất

phân urê, DAP.

III.1.5. Ngành sản xuất sản phẩm cao su

Trong ngành sản xuất các sản phẩm cao su, thì các vấn đề về nguyên liệu,

nhiên liệu, v.v...là các vấn đề có thể giải quyết mà không gặp nhiều khó khăn vì

nước ta nằm trong vùng nguyên liệu cao su tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, và công nghệ cao su cũng không phải là công nghệ đòi hỏi quá nhiều năng lượng.

Thực tế, để giải quyết một cách cơ bản việc cấp nguyên liệu cho sản xuất, VINACHEM đã hợp tác tổng thể với Tổng Công ty Cao su Việt Nam về vấn đề sử

dụng nguyên liệu của nhau, trong đó có vấn đề cấp nguyên liệu cao su.

Để phát triển trước mắt và lâu dài, trong thời gian qua việc đầu tư chiều sâu

về công nghệ, thiết bị là yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp trong ngành rất quan tâm. Trong đó vấn đề đầu tư công nghệ sản xuất lốp ôtô được ưu tiên. 5 năm trở lại đây, cả ba doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su của VINACHEM đều đã thực hiện các dự án đầu tư kỹ thuật, mở rộng năng lực sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất (chủ yếu là lốp ôtô). Những hạng mục này thường được đầu tư này theo cả 2 hướng là: 1/ bổ sung thiết bị để nâng cấp kỹ thuật, mở rộng sản xuất, và 2/ đầu tư

công nghệ mới. Đầu tư đã góp phần tăng năng suất sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã

và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường (kể cả thị trường

Hiệu quả của công tác đầu tư nâng cấp và đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong

thời gian qua đã được khẳng định bằng các kết quả cụ thể:

- Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm:

Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC):

Trong nhiều năm qua, SRC đã rất quan tâm tăng NLCT của sản phẩm Công ty.

Ngoài việc sắp xếp lại sản xuất để khắc phục trì trệ, xây dựng và hoạt động thống

nhất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, v.v...Công ty đã đầu tư hoàn

chỉnh, đồng bộ công nghệ và thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại và áp dụng tiến

bộ kỹ thuật, góp phần tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Trước năm 2003, sản lượng lốp ôtô của SRC thấp, chất lượng lốp ôtô có vấn đề

và không ổn định. Nhờ đầu tư công nghệ, thiết bị (máy cán luyện, khuôn, v.v...) trong các năm 2004-2006, SRC đã tăng sản lượng sản xuất từ 200 nghìn lên 500 nghìn lốp ôtô/năm, chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra dây chuyền mới giúp giảm cường độ lao động cho người vận hành trực tiếp, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC):

DRC đặc biệt hướng sản xuất của mình vào các loại lốp ôtô. Thậm chí ngay

trong sản xuất lốp ôtô, DRC cũng đã chọn một hướng đầu tư riêng để phát triển: Đầu tư sản xuất các loại lốp xe đặc chủng cỡ lớn, siêu trọng (các chủng loại đặc

chủng ORT ) để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho ngành than và khai thác khoáng sản,

các cụm cảng, giao thông, thủy lợi, đồng thời các sản phẩm này cũng là thế mạnh để Công ty tăng xuất khẩu.

Để góp phần tăng NLCT của sản phẩm, DRC đã liên tục tiến hành đầu tư nâng

công suất lốp ôtô, đặc biệt các chủng loại đặc chủng ORT với các dự án như: Dự

án sản xuất lốp ôtô công suất 500 nghìn lốp/năm tại khu công nghiệp Liên Chiểu,

Dự án đầu tư sản xuất lốp ôtô cỡ lớn và đầu tư nâng công suất lốp ôtô đặc chủng

quy cách 12.0024 trở lên từ 20 nghìn lốp/năm lên 40 nghìn lốp/năm với tổng mức đầu tư trên 136 tỷ đồng, v.v...Hiện nay DRC đang chuẩn bị hợp tác với một số đối tác để sản xuất lốp radial.

Hiệu quả đầu tư có ý nghĩa nhất của DRC là từ đầu tư sản xuất các chủng loại đặc chủng ORT. Hiệu quả của dự án này không chỉ đơn thuần về mặt doanh thu,

lợi nhuận, mà cao hơn cả là uy tín thương hiệu DRC được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CASUMINA)

CASUMINA là một đơn vị sản xuất các sản phẩm cao su lớn nhất của

VINACHEM và cũng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp cao su nước ta.

Ngay từ năm 2003-2004 CASUMINA đã có kế hoạch đầu tư mở rộng công suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và đầu tư công nghệ mới để sản xuất lốp ô tô radial và tại Biên Hòa - Đồng Nai.

Một phần của tài liệu nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất (Trang 56 - 68)