15 Lớp Đại học Xã hội họ c Văn hóa (khóa 1998 – 2002) 75 Liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.12. XUẤT Ý KIẾN:
Để giúp cho Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
1.12.1. Đối với Bộ Giáo Dục - Đào Tạo và Bộ Văn Hóa - Thông Tin:
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng công lập ở nước ta đang tồn tại song song hai loại
(phân theo cấp cơ quan chủ quản). Loại một, là các trường cao đẳng, đại học do trung ương (các
Bộ) trực tiếp quản lý (sau đây xin được gọi tắt là các trường trung ương).
Loại hai, là các trường cao đẳng, đại học trực thuộc sự quản lý của các cơ quan địa phương
Hiện nay, vấn đề phân vùng tuyển sinh cho 2 loai trường trung ương và trường địa
phương còn bất bình đẳng. Các trường trung ương được phép tuyển sinh
trên một địa bàn rất rộng gồm nhiều tỉnh, thành trong cả một khu vực lớn, kể cả những địa bàn đã có trường địa phương cùng ngành, cùng bậc đào tạo, nên có nhiều cơ hội dễ dàng hơn trong việc thực hiện công tác tuyển sinh.
Còn các trường địa phương thì chỉ được phép tuyển sinh các đối tượng có hộ khẩu thường trú tại địa phương mà thôi. Thực trạng này cho thấy sự bất hợp lý trong vấn đề phân công trách nhiệm
giữa trường trung ương và trường địa phương. Từ thực trạng đó, chúng
tôi kiến nghị, cần xác định rõ về vai trò, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các trường trung ương với các trường địa phương có cùng ngành, cùng bậc đào tạo. Đồng thời, cần có sự phân định công bằng hơn trong việc phân vùng tuyển sinh. Nếu như các trường địa phương chỉ được phép tuyển sinh trên địa bàn của địa phương, thì không nên để các trường trung ương tuyển sinh ở những địa bàn đã có
trường địa phương (có cùng ngành, cùng bậc đào tạo) đảm nhận nữa, nhằm tránh tình trạng dẫm
chân nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, giúp cho trường địa phương phát huy được vai trò, chức năng và nhiệm vụ.
Hiện nay, Bộ văn hóa và thông tin chưa ban hành các khung chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học chung cho các trường cao đẳng, đại học ngành văn hóa - nghệ thuật - thông tin. Hầu hết, các trường đều phải tự biên soạn chương trình đào tạo cho riêng mình, sau đó trình Bộ văn hóa và thông tin xem xét và ra quyết định công nhận.
Cách làm này khiến cho chương trình đào tạo của các trường (có cùng ngành, cùng bậc đào
tạo) không có tính thống nhất. Từ đó, không thể thực hiện được vấn đề đào tạo liên thông.
Từ thực trạng đó, chúng tôi kiến nghị, Bộ Văn hóa và Thông tin cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng khung chương trình đào tạo thống nhất cho các trường cao đẳng, đại học ngành văn hóa - nghệ thuật - thông tin trên cả nước.
1.12.2. Đối với Uy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh:
Việc Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh đã tạo thêm một tầng quản lý trung gian trong mối quan hệ giữa trường với Ủy ban nhân dân và các bộ. Mô hình quản lý này đã gây ra nhiều ách tắc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đào tạo của trường.
Từ thực trạng đó, chúng tôi kiến nghị, Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần trực tiếp quản lý các trường đại học và cao đẳng của thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giảm bớt các tầng nấc quản lý trung gian, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho công tác đào tạo của các trường cao đẳng, đại học địa phương của thành phố Hồ Chí Minh.
1.12.3. Đối với Sở Văn Hóa và Thông Tin TP. Hồ Chí Minh:
Theo cơ chế hoạt động hiện hành, cũng như theo quan điểm của lãnh đạo Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh là một đơn
vị trực thuộc sự quản lý của Sở giống như các đơn vị hành chính sự nghiệp khác (Bảo tàng, Nhà hát,
v.v...). Theo quy định trong Điều lệ trường cao đẳng thì Hiệu trưởng có quyền bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm các trưởng phòng/khoa của trường. Nhưng trên thực tế hiện nay thì các trưởng phòng/ khoa của Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh đều do giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh ký quyết định bổ nhiệm. Kinh phí đào tạo của Nhà nước cấp cho Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh đều phải thông qua trung gian là hệ thống tài vụ của Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, có thể thấy, trong cơ chế hoạt động này, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh giống như một phòng chức năng của
Sở, còn hiệu trưởng thì ngang với trưởng phòng (có cùng hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,4).
Từ thực trạng đó, chúng tôi kiến nghị, do Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh là một đơn vị làm công tác đào tạo ở bậc cao đẳng, có chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ đặc thù không giống với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác của Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, cần xây dựng và ban hành các quy định phân định rõ vai trò và mối quan hệ giữa Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa và Thông tin TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần có một cơ chế hoạt động phù hợp cho mối quan hệ đó, nhằm tạo điều kiện cho trường chủ động, tự chủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ đã được Nhà nước giao.
1.12.4.Đối với Ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh
1.12.4.1. Ổn định cơ cấu tổ chức của Trường trong một thời gian nhất định (tối thiểu là 5 năm) để lực lượng cán bộ quản lý, giảng viên có điều kiện tiếp cận các yêu cầu, các vấn đề được đặt ra, cần phải giải quyết trong quá trình công tác, từ đó rút ra được kinh nghiệm để hoàn chỉnh các kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ và nâng cao chất lượng công tác.
1.12.4.2. Xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo, hệ thống mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, v.v... đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học và tính thực tiễn.
KẾT LUẬN
Công cuộc CNH-HĐH đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đưa đất nước ta bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Sự tiến bộ, phát triển của nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã giúp cho đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, đáp ứng được những nhu cầu vật chất cơ bản phục vụ cho đời sống, làm gia tăng nhu cầu hưởng thụ văn hóa để thỏa mãn những nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, xu thế hội nhập với thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa, xã hội của nước ta. Song song với những yếu tố tích cực mà chúng ta nhận được từ những tinh hoa văn hóa của thế giới, chúng ta cũng đang phải đối diện với những thách thức từ sự tác động của những yếu tố tiêu cực.
Để chống lại sự tác động tiêu cực đó, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu phát triển
văn hóa, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, khoá VIII) đã đề ra phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Đối với công tác giáo dục và đào tạo, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 (Ban chấp hành
trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá VIII) cũng đã chỉ rõ: "Nghiên cứu việc tổ chức và
phối hợp chỉ đạo chương trình phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng và hoàn thiện hê thống pháp luật Nhà nước về giáo dục... Định rõ trách nhiệm, mở rộng quyền hạn và nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở đào tạo... . Đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục... đảm bảo được hiệu quả
đào tạo đúng mục tiêu mong muốn".
Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo
dục, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xác định mục tiêu của Giáo dục đào tạo Việt Nam, giai đoạn đến năm 2020 là
nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài.
Để thực hiện các chủ trương về công tác giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, trường CĐ VHNT TP.HCM đã có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo lực lượng làm công tác trên các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật - thông tin, và cũng đã đạt được những thành quả đáng được ghi nhận.
Bên cạnh những mặt tích cực đã được thực hiện tốt, trường cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo của trường.
Những vấn đề trên đây là những tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu "nâng cao hiệu
Trải qua gần 30 năm, xây dựng và phát triển, trường CĐ VHNT TP.HCM đã hoàn thành nhiệm vụ và chức năng được giao, đã đào tạo được một đội ngũ những người làm công tác văn hóa, quản lý văn hóa và nghệ thuật cho các cơ sở, các đơn vị trong và ngoài ngành văn hóa thông tin. Từ đó, trường đã dần dần khẳng định và nâng cao được vai trò, vị trí của mình trong đời sống văn hóa tinh thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt với các chuyên ngành quản lý văn hóa, sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật. Trường đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động văn hóa thiết thực, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm những người chuyên tâm hoạt động văn hóa và thiếu giáo viên giảng dạy các môn này ở các trường học.
Thông qua liên kết, phối hợp đào tạo, trường đã tạo được hiệu quả tích cực theo hai chiều: Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên thâm nhập thực tế, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; đồng thời xã hội cũng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của văn hóa nghệ thuật và khẳng định vị thế của trường; tạo cho mối quan hệ giữa trường với các đơn vị ngày càng chặt chẽ hơn, uy tín của trường ngày càng tăng.
Dù gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý hoạt động đào tạo của trường CĐ VHNT TP.HCM đã thực hiện được một số kết quả đáng ghi nhận.
- Trường đã có những điều chỉnh về tổ chức nhân sự, về nội dung, chương trình,... đào tạo mỗi khi
trường thay đổi về chức năng, nhiệm vụ do sự nâng cấp trường. Những điều chỉnh này đã tạo điều kiện cho trường hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ chính trị được giao.
- Mỗi cán bộ, công chức, giảng viên đều xuất phát từ một mục đích chung là phấn đấu nâng cao
chất lượng đào tạo, tạo chỗ đứng vững chắc trong quá trình phát triển.
- Ban giám hiệu tích cực chỉ đạo các phòng chức năng cùng với các khoa xây dựng kế hoạch đào
tạo cụ thể, đầy đủ cho từng lớp, từng năm học, từng khoá học, v.v...
- Thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các khoa, bộ môn, mỗi giảng viên,
trên cơ sở mở rộng liên kết đào tạo với các trung tâm, các trường của các địa phương, bước đầu trường đã gắn hoạt động đào tạo và bồi dưỡng của đơn vị với việc giải quyết những vấn đề văn hóa nghệ thuật đặt ra ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở xã hội nói chung. Từ đây, vị thế của trường dần được khẳng định.
Công tác tuyển sinh của trường trong những năm gần đây được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy chế, quy định về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường ngày càng tăng.
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học. Trường CĐ VHNT TP.HCM thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về các vấn đề khoa học mà nhà trường và xã hội đang quan tâm. Một số giảng viên của nhà trường có tham gia vào công tác nghiên cứu các
đề tài khoa học của Sở Văn Hóa và Thông Tin TP. Hồ Chí Minh và của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trường CĐ VHNT TP.HCM cũng tồn tại một số vấn đề cần phải được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo.
Trước hết, chất lượng đào tạo và bồi dưỡng chưa cao. Tuy đây là tình hình chung của nền giáo dục nước ta hiện nay, song từ phía chủ quan của từng địa phương, từng trường mà ở đây là trường CĐ VHNT TP.HCM cũng cần phải thừa nhận điều này.
Chất lượng đào tạo và bồi dưỡng của trường chưa cao có thể thấy qua nhiều khía cạnh.
- Tuy kết quả học tập của sinh viên ngày càng khá hơn, nhưng số sinh viên giỏi, xuất sắc không
nhiều.
- Là một đơn vị có điều kiện đào tạo những sinh viên làm công tác nghệ thuật (Biểu diễn, sáng
tác) bài bản, hệ thống. Nhưng số sinh viên của trường có mặt tại các cuộc thi do ngành văn hóa
nghệ thuật tổ chức không nhiều và kết quả không cao (số đoạt giải khá ít).
- Sức hút (đầu tư) của trường đối với xã hội chưa mạnh, chưa rộng.
Tiếp theo, phải kể đến, vị thế của trường chưa được khẳng định. Với bề dày hơn một phần tư thế kỷ hoạt động, nhưng ảnh hưởng của trường đối với các tỉnh, thành ở miền Nam nói riêng, cả nước nói chung, hình như chưa tương xứng với tầm của trường. Ngay tiếng nói của trường trong đời sống văn hóa tinh thần của thành phố Hồ Chí Minh không thật nổi trội trong quan hệ so sánh với một số trường cao đẳng, đại học và đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có mặt ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Những hạn chế trong hoạt động đào tạo của trường thời gian qua, có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ hướng hoạt động quản lý.
Để khắc phục những vấn đề tồn tại nêu trên, theo thiển ý của chúng tôi, trường cần thực hiện
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo của trường như sau :
1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của trường.
2. Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý trong hoạt động.
3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Để có thể hoạch định một chiến lược phát triển dài hơi đối với trường CĐ VHNT TP.HCM, cần phải tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
Cần có những nghiên cứu dự báo, nhằm xác lập mô hình phát triển, cơ cấu tổ chức, quy mô, chất lượng đào tạo, v.v... một cách khoa học, thực tiễn, làm cơ sở để định hướng phát triển trường đến năm 2020 phù hợp với sự phát triển chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung.
Nghiên cứu để đưa ra một cơ chế hợp lý cho công tác bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đây là một vấn đề tồn tại đang gây khó khăn cho công tác phát hiện và bồi dưỡng nhân tài của trường.
Nền kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu hoạt động và hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng tăng, đồng thời, xu