KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất, thị trường mgo trên thế giới và tiềm năng phát triển tại việt nam (Trang 86 - 92)

LƯỢNG CHO SẢN XUẤT MgO TẠI VIỆT NAM

1. Nguyên liệu

1.1. Nước ót

Nước ta có bờ biển dài khoảng 3000 km. Đây là nguồn nguyên liệu vô cùng to lớn để sản xuất các loại sản phẩm dân dụng và công nghiệp như muối ăn, muối công nghiệp, và tổng hợp các sản phẩm hóa chất quan trọng như xút, clo, các hợp chất magiê, kali, brôm,....

Nước ta có 7 đồng muối công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tổng diện tích đạt 2000 ha, sản lượng khai thác trung bình đạt 600-800.000 tấn/năm (năm 2002 đạt 750.000 tấn). Năm 2003, sản lượng muối đạt khoảng 900.000 tấn. Từ đèo Hải Vân trở vào sản lượng muối hàng năm đạt gần 600.000 tấn, trong đó Quán Thẻ sản xuất khoảng 308.000 tấn muối/năm và tạo ra 185.000 m3 nước ót /năm.

Hiện nay, Tổng Công ty Muối Việt Nam đang thi công dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ tại Ninh Thuận, với diện tích 2510 ha (diện tích hữu hiệu 2030 ha). Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, lượng mưa ít, gió nhiều, số ngày nắng trong năm lên đến 200 ngày, nước biển có độ mặn cao (trên 30 Bé), thời tiết khô hạn thuận lợi cho sản xuất muối.

Sau khi đồng muối công nghiệp Quán Thẻ hoàn thành và đi vào hoạt động, ngoài 450.000 tấn muối công nghiệp ở đây sẽ thu được 225.000 m3 nước ót.

Ngoài ra, đồng muối công nghiệp lân cận Ninh Thuận là đồng muối Vĩnh Hảo (cách đồng muối Cà Ná 20 km) với tổng diện tích 510 ha đang sản xuất muối với sản lượng 60.000 tấn/năm. Dự kiến đồng muối này sẽ được mở rộng lên thành 820 ha, với sản lượng muối công nghiệp đạt 90.000 tấn/năm, lượng nước ót thu hồi sẽ đạt 45.000 m3/năm.

Thông thường, cứ sản xuất 1 tấn muối thì thu được 0,5 - 0,6 m3 nước ót. Trung bình, mỗi m3 nước ót chứa khoảng 300 kg các loại muối gồm:

- 160 kg MgCl2

- 70 - 80 kg MgSO4

- 20 - 30 kg KCl

Nếu đồng muối công nghiệp Quán Thẻ chính thức đi vào hoạt động, lượng nước ót thu hồi sẽ đủ để cung cấp cho nhà máy sản xuất MgO với công suất 13.000 - 14.000 tấn/năm. Nếu thu hồi cả nước ót từ các khu sản xuất muối lân cận thì sẽ đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất MgO với công suất 18.000 - 20.000 tấn/năm.

1.2. Quặng magnezit

Quặng magnezit Việt Nam thuộc loại quặng nghèo, hàm lượng MgO khoảng 25-28 %. Ước tính nước ta có khoảng 1 triệu tấn magnezit ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

1.3. Quặng đolomit

Quặng đolomit của nước ta chủ yếu có ở các tỉnh phía Bắc với hai dạng là trầm tích nguyên sinh và trầm tích thứ cấp, nhưng phân tán ở các điểm quặng nhỏ lẻ với thành phần chất lượng không đều. Hàm lượng MgO trung bình đạt 30-36%, hàm lượng CaO 16-22 %. Tổng trữ lượng đạt khoảng 990 triệu tấn.

1.4. Đá vôi

Đá vôi cũng là một nguyên liệu quan trọng cho sản xuất MgO. Đá vôi Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam với trữ lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn hơn cả.

Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông Bạch Đằng và sông Kinh Thày. Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dò tỉ mỉ.

Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại Sơn và Tràng Kênh thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố rải rác ở Dương xuân - Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.

Đá vôi dolomit tập trung ở dãy núi Han, núi dãy Hoàng Thạch - Hải Dương với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu vực Hải Phòng là 782 triệu tấn cấp A+B+C1+C2.

Hiện nay ở Miền Bắc Việt nam có tới 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoạt động với qui mô, công suất khai thác khác nhau khá nhiều. Trên các mỏ đá lớn ở Miền Bắc, người ta áp dụng công nghệ khai thác lớp bằng.

Thành phần chủ yếu của đá vôi là CaCO3, ngoài ra còn có một số tạp chất khác như MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3...

Thành phần hoá học của đá vôi tại một số mỏ ở Việt Nam như sau:

Hàm lượng (%)

Tên mỏ nung Tràng kênh (Hải Phòng) 55,44 0,2 0,48 0,4 41,36 Chùa Trầm (Hà Tây) 55,33 0,23 0,1 0,41 43,28 Núi Voi (Bắc Thái) 50,57 0,87 0,63 0,65 31,3 Núi Nhồi (Thanh Hoá) 53,4 0,8 0,65 1,21 43,5 Diễn Châu (Nghệ An) 50,51 1,24 0,24 3,12 43,57 2. Năng lượng

Do có công đoạn nung lò nhiệt độ cao nên sản xuất MgO, nhất là MgO nung quá, là quá trình sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng. Vì vậy đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng và nhiên liệu với giá cả hợp lý là một

trong những yếu tố then chốt quyết định sự vận hành thành công và hiệu quả sản xuất của nhà máy MgO.

2.1. Khí thiên nhiên

Nước ta có trữ lượng khí thiên nhiên ở ngoài biển và trong đất liền tương đối lớn. Đến nay đã thăm dò đánh giá được trữ lượng khoảng 250 tỷ Nm3, phân bổ cả ở phía Nam và phía Bắc. Khí thiên nhiên là nguồn năng lượng quan trọng cho sản xuất hoá chất và các sản phẩm khác như thép, kim loại màu,... Tuy nhiên, giá khí thiên nhiên và khả năng cung ứng thuận tiện đến nhà máy sẽ là những yếu tố quyết định đối với việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng này trong sản xuất MgO nói riêng và hoá chất nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Than

Than mỡ:

Than mỡ là nhiên liệu quan trọng cho các loại lò công nghiệp, nhưng nguồn than mỡ của Việt Nam rất hạn chế cả về tiềm năng và quy mô trữ lượng có thể khai thác. Mặt khác, chất lượng than mỡ trong nước không cao nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất.

Than antraxit và các loại than gầy khác:

Nước ta có tiềm năng lớn về than antraxit, với trữ lượng chắc chắn vào khoảng 3,4 tỷ tấn, tổng trữ lượng địa chất khoảng 6,6 tỷ tấn. Hiện nay

than antraxit mới chỉ được khai thác với sản lượng trên 10 triệu tấn ở Quảng Ninh.

Ngoài than antraxit, nước ta còn có một số điểm than gầy khác, hàm lượng chất bốc hơi cao, nhưng trữ lượng nhỏ, phân tán, chất lượng thấp. Nhìn chung, xét về các mặt công nghệ, hiệu quả kinh tế, khả năng cung ứng, có thể nói hiện nay khí thiên nhiên là nguồn năng lượng thích hợp cho nhà máy sản xuất MgO.

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất, thị trường mgo trên thế giới và tiềm năng phát triển tại việt nam (Trang 86 - 92)