THỊ TRƯỜNG MgO TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất, thị trường mgo trên thế giới và tiềm năng phát triển tại việt nam (Trang 81 - 86)

1. Nhu cầu và hiện trạng sử dụng MgO tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sản phẩm MgO được sử dụng chủ yếu ở dạng MgO nung quá trong lĩnh vực sản xuất VLCL kiềm tính cho ngành thép, xi măng, một phần cho ngành thủy tinh, gốm sứ. Ngoài ra, MgO hoạt tính cũng được sử dụng sản xuất dược phẩm, sản xuất tấm lợp, vách ngăn, đồ dùng nội thất bằng vật liệu compozit trên cơ sở xi măng sorel gia cường sợi thủy tinh.

Hiện nay, nước ta chưa sản xuất MgO nên toàn bộ nhu cầu MgO đều được đáp ứng bằng nhập ngoại.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2002 chỉ riêng lượng MgO các loại nhập khẩu chính thức qua các cửa khẩu miền Bắc đã là 8573 tấn (trong đó nhập từ TQ 8271 tấn). Năm 2003, con số này đã tăng đến 9821 tấn (nhập từ TQ 7334 tấn).

Dự báo, trong 5 năm 2003-2008 tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp (kể cả xây dựng) tại nước ta sẽ đạt bình quân 12%/năm, trong 10 năm tới đạt bình quân 13%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng sẽ chiếm 40-41% GDP, thu hút khoảng 23-24 % lao động xã hội. Do đó, mức độ sử dụng thép, xi măng và vật liệu xây dựng sẽ tăng tương ứng, kéo theo nhu cầu VLCL đi từ MgO.

2.Tình hình sản xuất và thị trường vật liệu chịu lửa tại Việt Nam

Trong các ngành thép, luyện kim màu, xi măng, gốm sứ, thủy tinh, hóa chất, các loại lò nung có nhiệt độ từ 1000 0C trở lên đều phải sử dụng VLCL để lót lò và cửa vòi phun nhiên liệu. Chủng loại và chất lượng các loại VLCL này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế của sản xuất. Khác với vật liệu gốm thông thường, VLCL có một loạt yêu cầu mang tính đặc trưng. Trong các lò công nghiệp hiện đại, nhiệt độ nung có thể lên tới 1000 - 18000C, do vậy khả năng làm việc của VLCL phải cao hơn nhiệt độ này. Vì thế, đặc tính kỹ thuật quan trọng hàng đầu của VLCL là khả năng chịu nhiệt độ cao của chúng (được gọi là độ chịu lửa). Có rất nhiều loại VLCL khác nhau, từ các loại gạch đinát, samốt, cao nhôm, cho đến các loại gạch chịu lửa kiềm tính (magnesia (MgO), magnesia-spinel, magnesia-crôm,... ).

Ở nước ta, lĩnh vực sản xuất VLCL còn chưa phát triển mạnh. Trước năm 1997 có 3 cơ sở sản xuất VLCL, song chủ yếu mới chỉ sản xuất gạch samốt với hàm lượng Al2O3 < 45 %, độ chịu lửa thấp (SK 34 -

1725 0C), không đáp ứng được yêu cầu của ngành thép, vật liệu xây dựng, hoá chất,... Do vậy, hàng năm nước ta vẫn phải nhập ngoại hàng chục nghìn tấn gạch chịu lửa cao nhôm, kiềm tính, zircon,...phục vụ cho các ngành trên.

Trước sự phát triển mạnh của nền kinh tế và nhu cầu VLCL ngày càng tăng, năm 2000 Nhà máy VLCL kiềm tính Việt Nam (hiện thuộc Cty Xi măng Hoàng Thạch, Tổng Cty Xi măng Việt Nam) đã được xây dựng tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, và đi vào sản xuất từ năm 2001. Nhà máy có công suất thiết kế 16.500 tấn/năm, với các sản phẩm chính thuộc dòng VLCL MgO, được sử dụng nhiều cho các ngành xi măng, luyện kim, hóa chất,... Hiện nay, đây là nhà máy sản xuất VLCL kiềm tính duy nhất của nước ta. Sản phẩm của nhà máy được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của hãng Harbison (Mỹ), trên dây chuyền hiện đại đồng bộ, tự động hoá cao của hãng Laeis Bucher (CHLB Đức). Có thể nói, Nhà máy VLCL kiềm tính Việt Nam là một trong những nhà máy sản xuất VLCL tiên tiến và hiện đại nhất trong khu vực hiện nay.

Vì nước ta chưa sản xuất được MgO nên nhà máy phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu MgO nung quá từ các nước khác nhau. Trong đó, khoảng một nửa là MgO nung quá của TQ với hàm lượng 87-95%, còn lại là MgO nung quá với hàm lượng trên 97%, trước đây nhập từ Mỹ, nay chủ yếu nhập từ ôxtrâylia. Do nhập nguyên liệu từ các nguồn khác nhau nên thành phần nguyên liệu không ổn định, mỗi khi thay đổi nguồn nhập là phải điều chỉnh chế độ vận hành lò nung, gây lãng phí thời gian và tăng chi phí sản xuất.

Nếu chạy hết công suất thiết kế thì nhu cầu nguyên liệu MgO nung quá cho Nhà máy VLCL kiềm tính Việt Nam sẽ là 12.000 - 15.000 tấn/năm (tuỳ theo loại sản phẩm). Nhưng hiện nay, nhà máy đang sản xuất ở mức thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Một mặt, nguyên nhân là do thị trường trong nước vì đã quen dùng VLCL nhập ngoại nên chưa tiếp nhận VLCL sản xuất trong nước. Mặt khác, do phải nhập ngoại nguyên liệu với giá cao và phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác cung ứng từ nước ngoài nên nhà máy gặp những khó khăn nhất định trong sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao và chất lượng chưa ổn định. Gần đây, do TQ có chủ trương hạn chế xuất khẩu nguyên liệu và giá nhiên liệu tăng nên giá MgO nhập từ TQ đã tăng nhanh: MgO nung quá loại 87-95% của TQ đã tăng giá gấp rưỡi, từ 140-150 USD/tấn trong năm 2003 lên 200 USD/tấn vào tháng 4-2004.

Vì vậy, một vấn đề đặt ra là nhà máy cần có nguồn cung nguyên liệu ổn định với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Một dây chuyền sản xuấ MgO nung quá trong nước có thể sẽ giúp nhà máy giải quyết vấn đề này.

3. Nhu cầu MgO nung quá tại Việt Nam

Theo "Quy hoạch điều chỉnh phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" của Bộ Xây dựng (năm 2003), Chính phủ đang ưu tiên phát triển các dự án đầu tư nhà máy xi măng quy mô lớn, và dự báo nhu cầu xi măng tại Việt Nam trong những năm tới như sau:

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về VLXD, từ nay tới năm 2010 ngành xi măng sẽ đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy xi măng mới với công suất 2.000-6.000 tấn clanhke/ngày. Do đó, nhu cầu các loại VLCL cao nhôm và kiềm tính để đáp ứng cho các nhà máy xi măng mới này cũng như phục vụ cho bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hệ thống lò nung tại các nhà máy xi măng hiện có là rất lớn.

Tại nước ta, tiêu thụ VLCL trong sản xuất xi măng trước đây khoảng 1,5 kg VLCL/ tấn clanhke, nay mức tiêu thụ này giảm xuống chỉ còn 0,9 - 1 kg VLCL/tấn clanhke. Hàm lượng MgO nung quá trong VLCL kiềm tính khoảng 85-90%. Nhưng các nhà máy xi măng hiện mới chỉ sử dụng khoảng 1/3 VLCL kiềm tính (dạng MgO) cho vùng lò có nhiệt độ 1400-1500 0C, còn lại là sử dụng samôt, cao nhôm.

Năm 2003, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn xi măng. Tổng sản lượng xi măng cả nước (bao gồm các nhà máy của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, các nhà máy liên doanh và các cơ sở sản xuất tư nhân, các nhà máy địa phương) ước đạt 25 triệu tấn. Với sản lượng như vậy, hiện nay chỉ riêng ngành sản xuất xi măng đã cần khoảng 22.500 tấn VLCL mỗi năm, trong đó có khoảng 7.500 tấn VLCL kiềm tính dạng MgO, tương đương 6.000 - 6.700 tấn MgO nung quá. Dự báo, đến năm 2010 mức tiêu thụ MgO nung quá cho sản xuất VLCL của ngành xi măng sẽ đạt khoảng 12.500 tấn/năm

Nếu tính tổng cộng nhu cầu VLCL trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp (thép, xi măng, thủy tinh, gốm sứ,....) thì nhu cầu MgO nung quá của nước ta đến năm 2010 có thể lên đến 20.000 - 25.000 tấn.

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất, thị trường mgo trên thế giới và tiềm năng phát triển tại việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)