Căn cứ các đặc điểm về khí hậu, giao thông, cơ sỏ hạ tầng, khả năng
cung ứng nguyên liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự án đề xuất các
địa điểm sau :
Phía Bắc chọn địa điểm là Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho
phương án tuần hoàn NaCl với các lý do:
- Có nguồn NH3 và CO2 thường xuyên vì sản xuất urê đòi hỏi phải có 2 nguyên liệu này. Hiện tại CO2 đang dư thừa còn NH3 chỉ đủ cho sản
lượng 130.000 tấn urê/ năm.
- Có mặt bằng để mở rộng thêm mặt hàng sôđa mà trước kia đã làm, nay có thể khôi phục lại phần mặt bằng đó và mở rộng thêm cho phù hợp với quy mô dự án.
- Có hệ thống giao thông thuận lợi: đường sắt, đường sông và đường bộ, lại gần các hộ tiêu thụ là các nhà máy thủy tinh hiện đang sản xuất tại Bắc Ninh.
Chỉ có nguồn nguyên liệu muối phải vận chuyển, nhưng theo đường sông hoặc đường sắt tới Hà Bắc cũng thuận lợi.
- Do NH3 chỉ đủ dùng cho sản xuất urê 130.000 T/năm, nên muốn sản xuất sôđa theo phương án tuần hoàn muối ăn phải lấy một phần NH3 từ
sản xuất urê sang sản xuất sôđa và chuyển NH3 đó về dạng phân đạm
khác là amon clorua. Như vậy sản lượng đạm tổng hợp không thay đổi mà chỉ thay đổi dạng phân đạm từ urê sang NH4Cl phục vụ cho cây lúa
nước. Hơn nữa, sản lượng urê Miền Bắc tối đa hiện nay cũng chỉ đạt 150.000 tấn, đáp ứng 1/10 nhu cầu phân đạm của cả nước, do đó nếu có giảm sản lượng ở Miền Bắc thì đã có urê Miền Nam bù vào, vì năm
2004 nhà máy Đạm Phú Mỹ đi vào sản xuất với công suât 760.000 tấn
urê/năm.
Do vậy, có thể lựa chọn Hà Bắc là địa điểm thích hợp trong những năm trước mắt để sản xuất sôđa theo phương án tuần hoàn NaCl. Tuy khí hậu Miền Bắc không ổn định nhưng nhiệt độ bình quân trong năm thấp
hơn miền Nam, giảm được lượng nước phải làm lạnh trong sản xuất
sôđa.
Còn nếu chọn phương pháp tuần hoàn NH3 thì phía Bắc phải chọn Hà Nam hay Thanh Hóa là những nơi có nhiều đá vôi và muối biển, có
điều kiện xây dựng bãi thải ở những khu đất không canh tác nông nghiệp.
2. Địa điểm phía Nam
Về địa điểm xây dựng nhà máy sôđa ở phía Nam, nhà máy đạm Phú Mỹ sẽ đi vào hoạt động từ năm 2004 là nơi có điều kiện cung cấp CO2 và NH3 cho sản xuất sôđa. Với công suất sôđa lựa chọn trong dự án thì
lượng urê của Phú Mỹ sẽ giảm không đáng kể so với công suất thiết kế
760.000 tấn/ năm. Phú Mỹ có lợi thế là gần nguồn nguyên liệu NaCl
hơn so với phía Bắc, nhưng hiện tại nhà máy chỉ có đường bộ, việc vận tải muối cho sản xuất sôđa sẽ có khó khăn và sản phẩm sôđa xa các hộ
tiêu thụ lớn hiện nay. Vì vậy, trước mắt chưa nên xây dựng nhà máy sản xuất sôđa tại Phú Mỹ, tại đây sẽ xây dựng cơ sở thứ 2 nếu sau năm
2010 nhu cầu sôđa vượt quy mô của dự án. Điều kiện khí hậu của Phú Mỹ hoàn toàn đáp ứng cho sản xuất sôđa, nhưng nhiệt độ bình quân
năm ở đây cao hơn Hà Bắc, nên sẽ phải tiêu tốn thêm nước làm lạnh. Nói chung, Phú Mỹ cũng thích hợp cho phương pháp tuần hoàn NaCl. Nếu lựa chọn phương pháp tuần hoàn NH3 thì phía Nam chỉ có khu Kiên Giang là thích hợp vì có đá vôi, còn các nơi khác do phải vận chuyển đá vôi từ xa đến nên hiệu quả sản xuất sẽ kém.