KHẢ NĂNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

Một phần của tài liệu phương án xây dựng nhà máy sản xuất sôđa (Trang 33 - 41)

1.1 Tài nguyên muối biển

Nước ta có thuận lợi là vùng bờ biển dài dọc theo đất nước có khả năng

tạo dựng các đồng muối để chế biến nước biển thành muối NaCl phục vụ cho dân sinh và công nghiệp. Hiện ở các đồng muối đã có, công nghệ chưa được đầu tư nhiều nhưng cũng đã sản xuất được muối cho

dân sinh vượt yêu cầu. Nước ta hiện có 7 đồng muối quy mô vừa và nhỏ, tổng diện tích đạt 2000 ha, sản lượng khai thác đạt trung bình 600.000-800.000 tấn/năm (năm 2002 đạt 750.000 tấn). Trong khi đó,

nhu cầu dân sinh chỉ khoảng 300.000 - 400.000 tấn/năm. Nếu được đầu

tư thêm khoa học và công nghệ thì các đồng muối có thể đạt công suất tới 1.000.000 tấn /năm.

Tuy nhiên các đồng muối của nước ta chưa được đầu tư khoa học kỹ

thuật nhiều, do đó chất lượng muối thấp, không đáp ứng yêu cầu đối với muối công nghiệp, hàm lượng NaCl chỉ đạt khoảng 92% - 96%, tạp chất nhiều, trong khi đó muối công nghiệp phải đạt các chỉ tiêu chất

lượng sau: NaCl ≤ 98 - 98,3% Ca2+ ≤ 0,1% Mg2+ ≤ 0,2% SO42- ≤ 0,4% Chất không tan ≤ 0,2%

Như vậy, để sản xuất sôđa chúng ta phải tinh chế muối thô thu được từ các đồng muối thành muối công nghiệp (có thể xuất khẩu một phần). Việc tinh chế này sẽ tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm NaCl của các đồng muối hiện có và những đồng muối mới xây dựng để phục vụ cho công nghiệp xút - clo và sôđa. Khi sản xuất mỗi tấn xút 92,0% sẽ cần khoảng 1650 kg NaCl 100%, còn khi sản xuất mỗi tấn sôđa sẽ cần 1560 kg NaCl 100%. Vì vậy, sự phát triển sản xuất sôđa sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp muối biển của Việt Nam phát triển cả về diện tích, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Nếu xây dựng nhà máy sản xuất sôđa công suất 200.000 tấn/năm, nhu

cầu muối công nghiệp phải đáp ứng là 350.000 tấn/năm. Như vậy, muối

dân sinh dư hiện nay có thể biến thành muối công nghiệp được nếu có

đầu tư không nhiều cho ngành công nghiệp muối biển.

Hiện nay, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu 300.000 – 500.000 tấn muối cho các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng khác nhau (năm 2002

nhập 300.000 tấn). Nhưng trong tương lai, chính phủ đang có kế hoạch phát triển đồng muối lên 10.000 ha vào năm 2010 và hiện đang xây

dựng khu chế biến muối công nghiệp tại Quán Thẻ, Ninh Thuận, với diện tích 2.500 ha. Dự kiến, khu sản xuất muối công nghiệp Quán Thẻ

sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng vào cuối năm 2003. Dây chuyền sản xuất muối ở đây áp dụng theo công nghệ tiên tiến là phơi nắng kết tinh dài ngày có bạt che mưa, bốc hơi phân đoạn, vận chuyển cơ giới liên hợp. Sản phẩm chính ở đây là 308.000 tấn muối chất lượng cao mỗi năm. Như vậy, cùng với những khu chế biến muối công nghiệp

khác, trước mắt có thể đảm bảo cung cấp muối công nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất sôđa.

Để đảm bảo nguồn cung cấp muối công nghiệp về lâu dài, ngành CNHC cần phối hợp với Tổng công ty muối trong việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp muối, đồng thời đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng muối công nghiệp, tiến tới chủ động khai thác và chế biến nước biển thành dung dịch muối bão hòa cho sản xuất sôđa

và các sản phẩm hóa chất quan trọng khác.

1.2 Tài nguyên đá vôi

Tại nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn.

Đá vôi Việt Nam tập trung chủ yếu ở phía Bắc, Bắc Trung Bộ nên có cung cấp cho các nhà máy sôđa truyền thống được xây dựng từ Bắc Trung Bộ trở ra.

Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn hơn

cả. Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông Bạch Đằng và sông Kinh Thày. Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi Áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dò tỷ mỷ.

Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại Sơn và Tràng Kênh

thuộc huyện Thủy Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố

rải rác ở Dương Xuân-Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.

Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, các núi dãy Hoàng Thạch-Hải

Dương, với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất của khu vực Hải Phòng là 782.240 nghìn tấn cấp A+B+C.

Còn phía Nam và Nam Trung Bộ thiếu đá vôi; nếu có cũng chỉ đủ cho sản xuất ximăng. Vì vậy, nếu sản xuất sôđa ở các tỉnh phía Nam thì phải có nguồn CO2 từ các khí công nghiệp thu hồi.

Theo báo cáo của các nhà địa chất, đá vôi Việt Nam có tỷ lệ khoáng canxit (CaCO3) khoảng 90 - 96%, còn lại là các tạp chất SiO2, Al2O3, Fe2O3 ≤ 3%, MgCO3≤ 1%. Cụ thể tại một số mỏ như sau :

Thành phần hóa học của đá vôi tại một số mỏ ở Việt Nam

Hàm lượng (%)

Mỏ

CaO SiO2 Fe2O3 MgO Mất khi nung

Tràng Kênh (Hải Phòng)

55,44 0,2 0,48 0,4 41,36

Chùa Trầm (Hà Tây) 55,33 0,23 0,1 0,41 43,28 Núi Voi (Bắc Thái) 50,57 0,87 0,63 0,65 31,3

Núi Nhồi (Thanh Hóa)

53,4 0,8 0,65 1,21 43,5

Diễn Châu (Nghệ An) 50,51 1,24 0,24 3,12 43,57

Yêu cầu đối với đá vôi dùng cho sản xuất sôđa là hàm lượng tạp chất phải thấp, do đó thường phải chọn loại đá vôi có hàm lượng CaCO3 ~ 96% làm nguyên liệu cung cấp CO2 và sữa vôi cho quá trình sản xuất.

1.3 Tài nguyên khí

Việt Nam có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú mới được khai thác trong những năm gần đây với quy mô ngày càng tăng. Riêng về khí, trữ lượng ước tính khoảng 2000 - 3000 tỷ m3 khí tiêu chuẩn, bao gồm: khí

thiên nhiên, khí đồng hành. Các mỏ dầu và khí phân tán ở nhiều vùng

khác nhau. Năm 2002 đã hoàn thành hệ thống thu gom khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ để cung cấp cho cụm công nghiệp Điện đạm Phú Mỹ

với công suất khoảng 2 tỷ m3/năm, còn hệ thống thu gom khí thiên

nhiên khu Nam Côn Sơn với công suất 2,7 - 3 tỷ m3/ năm đang chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ cung cấp chủ yếu cho Cụm công nghiệp Điện

đạm Phú Mỹ và Cà Mau với tổng công suất 1500 MW và 1,5 triệu tấn

urê/năm. Nhà máy đạm với công suất 800.000 tấn/ năm sẽ tiêu thụ

khoảng 500 triệu m3 khí/ năm, còn nhà máy điện với công suất 720 MW tiêu thụ khoảng 900 triệu m3 khí/ năm.

Hai nguồn khí của chúng ta là khí thiên nhiên và khí đồng hành trong khai thác dầu mỏ đều có thể dùng làm nguyên liệu cho tổng hợp NH3. Khi sản xuất khí tổng hợp có thể lấy ra một phần khí CO2 để dùng cho sản xuất sôđa. Ở phía Bắc, sản lượng khí thiên nhiên khai thác còn thấp, trữ lượng công nghiệp chưa rõ. Nguyên liệu khí hiện nay tập trung chủ

yếu ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, cũng có thể xây dựng các nhà máy

sôđa ở miền Nam theo phương án không tái sinh NH3.

Chúng ta có các nguồn khí cho phép sản xuất đạm từ nguyên liệu khí

thay than, do đó sẽ có đủ NH3 cung cấp cho các nhà máy sản xuất sôđa

tổng hợp không những theo phương pháp Solvay truyền thống mà cả theo phương pháp tuần hoàn NaCl, kết hợp sản xuất sôđa với sản xuất

phân đạm NH4Cl để cung cấp cho nông nghiệp. Đối với nhà máy sôđa

công suất 200.000 tấn/ năm theo công nghệ Solvay truyền thống, mỗi

năm sẽ cần cung cấp 500 tấn NH3Â để bù vào lượng NH3 bị tiêu hao trong sản xuất. Còn nếu sản xuất 200.000 tấn sôđa/ năm kết hợp với sản xuất NH4Cl thì mỗi năm sẽ cần cung cấp khoảng 67.000 tấn NH3.

2. Khả năng về khoa học kỹ thuật và lao động

2.1 Tiềm năng về đội ngũ khoa học

Hiện nay nước ta đã có một số trường Đại học đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ hóa học, trong đó có ngành Kỹ sư các hợp chất vô cơ với

chuyên ngành sôđa. Các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo được hàng ngàn kỹ sư công nghệ, những người đã và đang tham gia sản xuất tại các nhà máy. Các viện

nghiên cứu hóa học, thiết kế thiết bị và công trình hóa chất có khả năng

tiếp thu và tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật công nghệ và thiết kế chỉ đạo thiết bị. Cần tổ chức và tập hợp cán bộ các viện này lại trong một dự án sản xuất mới với công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến. Các trường đại học, các viện nghiên cứu hiện có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có trình độ để tiếp thu và vận dụng vào điều kiện Việt nam. Do vậy, dự án sản xuất sôđa sẽ là cơ hội cho các nhà khoa học thể hiện những kiến thức của mình trong chuyên ngành sôđa, số kỹ sư mới đào tạo có

cơ hội phát huy trí tuệ tuổi trẻ năng động và sáng tạo.

2.2 Tiềm năng cơ sở vật chất

Về cơ sở vật chất, ngoài đội ngũ các nhà khoa học nước ta chưa có nhà

máy sản xuất sôđa nào còn tồn tại tới thời điểm lập dự án này.

Tuy nhiên, chúng ta đã có nhà máy sản xuất NH3 là cơ sở để có thể kết hợp sản xuất sôđa theo phương pháp Solvay tuần hoàn muối NaCl thuận lợi hơn phương án tuần hoàn NH3. Trong những năm tới, nước ta sẽ xây dựng mới một số cơ sở sản xuất NH3, cho phép lồng ghép sản xuất phân đạm với sản xuất sôđa. Ngành sản xuất muối công nghiệp NaCl sẽ được đầu tư, còn khi các nhà máy đạm mới đi vào hoạt động thì sẽ có các nguồn cung CO2 và NH3 cần thiết cho sản xuất sôđa .

2.3 Tiềm năng về đội ngũ lao động kỹ thuật

Hiện tại chúng ta đã có đội ngũ công nhân vận hành tại một số nhà máy

Long Thành, Công ty Supe phốtphát và hóa chất Lâm Thao, cũng như

một số cơ sở sản xuất phân bón, hóa chất khác. Đây là đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm sản xuất hóa chất nói chung.

Nhưng đối với sản xuất sôđa, chúng ta chưa có đội ngũ được đào tạo hoàn chỉnh, khi dự án được hình thành có thể tổ chức đào tạo chuyển

đổi, sẽ không mất nhiều thời gian đào tạo nếu công nhân được thực tập tại cơ sở sản xuất sôđa ở nước ngoài. Khi nhà máy sôđa được xây dựng thì đội ngũ lao động kỹ thuật sẽ đáp ứng cả về số lượng và chất

lượng nếu được đầu tư và có chủ trương chuyển đổi hoặc đào tạo mới. Trên cơ sở phân tích các tiềm năng của nước ta, có thể thấy dự án sôđa

hoàn toàn có thể thực hiện được nếu Nhà nước có chính sách đầu tư thích đáng cho ngành sản xuất hóa chất cơ bản.

Một phần của tài liệu phương án xây dựng nhà máy sản xuất sôđa (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)