Các công cụ tín dụng thương mạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ công ty fpt (Trang 36 - 37)

Tình hình vận dụng các công cụ tín dụng thương mại như Lệnh phiếu, Hối phiếu nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán chưa được triển khai và áp dụng tại Công ty FPT. Vì các công cụ tín dụng thương mại này mặc dù khả phổ biến ở các nước trên thế giới nhưng còn khá mới đối với các doanh nghiệp Việt nam. Khi FPT muốn triển khai các công cụ tín dụng thương mại này vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn, đó có thể xem là nguyên nhân khách quan nhưng một phần cũng đánh giá mức độ vận dụng các công cụ tín dụng thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bán chưa được FPT quan tâm đúng mức.

Các hồ sơ chứng minh việc giao hàng và ràng buộc trách nhiệm trả nợ của khách hàng hiện đang áp dụng (xem phụ lục 2.3.1.2) tại Công ty FPT thường bao gồm:

™ Hợp đồng nguyên tắc bán hàng hay hợp đồng đại lý: quy định các điều khoản khung mang tính chất định hướng cho bên bán và bên mua cùng thực hiện.

™ Hóa đơn bán hàng: hóa đơn này chủ yếu dùng để nhận hàng từ kho, không có chữ ký của người mua hàng.

™ Biên bản bàn giao thiết bị: có chức năng bàn giao hàng hóa giữa người bán và người mua.

Các hồ sơ giao hàng này được lưu trữ thận trọng theo số thứ tự để phục phụ cho công tác thu tiền sau này hoặc xa hơn nữa là làm bằng chứng khởi kiện người mua nếu không thanh toán tiền mua hàng.

Trên thực tế, các biên bản bàn giao thiết bị được ký giữa người giao hàng của bên bán, Công ty FPT và người nhận hàng của bên mua, đại lý. Vấn đề đặt ra, khi có tranh chấp xảy ra, chữ ký của người nhận hàng bên người mua có đủ cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm trả tiền hiệu quả và mạnh bằng các công cụ tín dụng thương mại hay không?

Một phần của tài liệu hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ công ty fpt (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)