Sự đánh đổi rủi ro tín dụng thương mại với kế hoạch phát triển của FPT trong thời gian qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ công ty fpt (Trang 51 - 57)

trong thời gian qua

Sự phát triển doanh thu của Công ty FPT trong thời gian qua gắn liền với sự tăng trưởng về các khoản phải thu. Các khoản tín dụng thương mại cấp cho khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc phải huy động thêm nhiều nguồn lực để tài trợ và chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty cũng tăng theo. Để có cái nhìn sâu hơn về hiệu quả của việc mua bán nợ đến lợi nhuận chung của công ty như thế nào, xin được dẫn chứng bằng các con số của năm 2005, chúng ta sẽ xem xét qua các bước sau:

™ Đầu tiên, xem xét chính sách bán nợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty:

Bảng 2.10: Bảng các chỉ tiêu thống kế năm 2005

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Công ty FPT Hoạt động phân phối

1 Doanh thu thuần 8.210.990 5.544.979

2 Giá vốn hàng bán/doanh thu 90,4% 95,0%

3 Giá vốn hàng bán 7.422.928 5.267.730

4 Lãi gộp 788.062 277.249

5 Tổng chi phí trước lãi vay 412.743 85.820

6 Lãi vay ngân hàng 31.350 25.080

7 Tổng chi phí sau lãi vay 444.093 110.900

8 Lợi nhuận 343.969 166.349

9 Chi phí /doanh thu 5,4% 2,0%

10 Lãi vay/doanh thu 0,38% 0,45%

Nguồn Phòng tài chính kế toán Công ty FPT

Để xem xét các tác động của việc mua bán nợ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận

chung, xin làm một phân tích nhỏ qua ví dụ sau đây.

Ví d: Bảng giá quy định giá bán Nokia 1100, mua với số lượng 100 máy có giá bán là 1.000.000 đồng/máy, thanh toán ngay được giảm 10.000 đồng/máy, tương đương 1%.

Theo thống kê tỷ trọng doanh số phân phối trung bình theo nhóm đại lý trong năm 2005, có 24,5% doanh thu đến từ các đại lý mua hàng thanh toán ngay và 75,5% doanh thu do các đại lý được cấp tín dụng mang lại. Sau đây, tôi xin làm một phép so sánh về hai hình thức bán hàng thanh toán ngay và mua công nợ trên cơ sở chỉ tiêu của năm 2005 như sau:

Bảng 2.11: Bảng so sánh hiệu quả giữa bán nợ và thanh toán ngay Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Trường hợp áp dụng hình thức thanh toán ngay Trường hợp áp dụng hình thức công nợ Tổng cộng 1 Doanh thu 25.245.000 74.500.000 99.745.000 2 Giá vốn hàng bán 23.982.750 70.775.000 94.757.750 3 Lãi gộp 1.262.250 3.725.000 4.987.250

4 Tổng chi phí trước lãi vay 390.717 1.153.036 1.543.752

5 Lãi vay do thanh toán chậm - 336.964 336.964

6 Tcông nổng chi phí trợ ước bảo hiểm 390.717 1.490.000 1.880.717

7 Phí bảo hiểm công nợ (2%

doanh thu) 1.490.000 1.490.000

8 Tổng chi phí sau bảo hiểm công nợ 390.717 2.980.000 3.370.717

9 Lợi nhuận 871.533 745.000 1.616.533

10 Lợi nhuận/doanh thu 3,5% 1,0% 1,6%

Nguồn tự tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu năm 2005

Có thể thấy, nếu chỉ áp dụng hình thức thanh toán ngay, lợi nhuận chỉ là 871,533 đồng đuợc hình thành từ 24,5% doanh thu cho đơn hàng 100 máy trên. Nếu kết hợp hình thức bán công nợ cho những đại lý đã được cấp tín dụng thương mại, lợi nhuận sẽ tăng thêm 745.000 đồng.

Sự đánh đổi để gia tăng lợi nhuận từ việc bán nợ đó là công ty phải bỏ ra thêm 336.964 đồng lãi vay do bị khách hàng chiếm dụng vốn và phí bảo hiểm cho khoản công nợ của khách hàng 1.490.000 đồng, tương đương 2% doanh thu. Mức phí bảo hiểm công nợ này được xây dựng trên giả định các khoản nợ của Công ty FPT đều được khách hàng làm bảo lãnh thanh toán và phí bảo lãnh tối đa 2% giá trị do FPT tài trợ.

Với các nguồn tài trợ có sẵn, Công ty FPT sẽ cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông bằng các nỗ lực bán hàng, hình thức mua bán nợ sẽ giúp công ty gia tăng về giá trị tuyệt đối của lợi nhuận nhưng bên cạnh đó là những sự đánh đổi mà công ty phải cân nhắc để kiểm soát rủi ro.

™ Tiếp theo, nhìn lại cơ cấu nguồn vốn của Công ty FPT trong một giai đoạn, năm 2005.

Theo bảng cân đối kế toán đến 31/12/2005, ta có các chỉ tiêu sau:

o Tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn: 70% (2.497.463 /3.589.679)

o Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn: 30% (1.092.216/ 3.589.679)

Như vậy nguồn vốn của Công ty FPT được hình thành từ hai nguồn: vay ngân hàng và phát hành cổ phiếu thường.

Bảng 2.12: Bảng cân đối kế toán của Công ty FPT đến 31/12/2005

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2004 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.254.117 2.066.429 I. Tiền 413.340 259.213 II. Đầu tư ngắn hạn - - III. Các khoản phải thu 2.342.185 1.508.986 IV. Hàng tồn kho 478.765 291.189 V. Tài sản lưu động khác 19.827 7.042 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 335.562 70.809 I. Tài sản cố định 157.582 62.626 II. Đầu tư tài chính dài hạn 169.542 5.465 III. Xây dựng cơ bản dở dang (241) 8.144 2.618 IV. Ký quĩ, ký cược dài hạn (244)

294 100 Tổng cộng tài sản 3.589.679 2.137.238 A. Nợ phải trả 2.497.463 1.826.989 I. Nợ ngắn hạn 2.358.789 1.656.826 II. Nợ dài hạn 124.922 162.668 III. Nợ khác 13.752 7.495 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.092.216 310.249

I. Nguồn vốn - quỹ 1.086.716 310.249 II. Nguồn kinh phí 5.500 - Tổng cộng nguồn vốn 3.589.679 2.137.238

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty FPT

Theo thông báo ngày 13/05/2006, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006 đã quyết định:

o Cổ tức năm 2005 cho các cổ đông là : 56.700/cổ phiếu, với mệnh giá trên một cổ phiếu là 100.000 đồng, như vậy với suất sinh lợi của cổ phiếu Công ty FPT năm 2005 là 56.7%.

o Tổng thu nhập cổ đông năm 2005: 201.864 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cổ tức năm 2005 so với năm 2004 là 31%.

™ Sau cùng chúng ta sẽ đi vào phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty năm 2005, đầu tiên tính toán các chi phí vốn thành phần sau:

o Chi phí vốn vay sau thuế, gọi:

KD : lãi suất vay vốn ngân hàng, trong năm 2005 Công ty FPT vay vốn với lãi suất ưu đãi 7,5%/năm.

T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, T=28%

Chi phí vốn vay sau thuế = lãi suất vay nợ - tiết kiệm thuế từ lãi vay = KD - KD *T = KD(1-T) = 7,5% * (1-28%) = 5,4%

o Chi phí vốn cổ phần thường sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại, KS, theo phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu, KS được tính như sau:

D1

KS = + g

Trong đó: P0

D1: cổ tức cổ phân thường thanh toán ở năm thứ nhất g: tốc độ tăng trưởng cổ tức

P0 : thị giá cổ phiếu thường, giá cổ phiếu FPT giao dịch nội bộ ngày 13/05/2006 là 1.200.000 đồng/cổ phiếu

Do vậy: KS = 56.700/ 1.200.000 + 31% = 36%

Chi phí vốn bình quân theo tỷ trọng, WACC như sau: WACC = 70% * 5,4% + 30% * 36% = 15%

WACC của Công ty FPT năm 2005 tính được là 15%, trong khi đó tỷ lệ thu nhập của cổ đông năm 2005 là 56,7% cùng với sự tăng trưởng của cổ tức là 31% so với năm 2004 có thể thấy công tác kiểm soát hiệu quả các nguồn tài trợ để tối đa hóa lợi nhuận được đánh giá là đạt yêu cầu. Điều đó phần nào minh chứng cho việc đánh đổi các rủi ro khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần từ đó gia tăng lợi nhuận là một hướng đi đúng và cần tiếp tục duy trì có kiểm soát.

Kết luận chương 2

Chương 2 cho ta thấy được bức tranh tổng thể về tình hình cấp tín dụng thương mại tại Công ty FPT trong thời gian qua. Tín dụng thương mại trong hoạt động bán buôn năm 2001 chiếm 53%, thì đến năm 2005 là 73% trong tổng giá trị tín dụng thương mại của công ty FPT. Đa số các đại lý được cấp tín dụng thương mại là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, tỷ trọng công nợ của nhóm khách hàng này chiếm từ 67% đến 82% trong tổng công nợ của hoạt động phân phối. Ở chương 2 này luận văn nhấn mạnh vai trò của chính sách cấp tín dụng thương mại có ảnh hưởng rất lớn cho vị thế, sự tăng trưởng của Công ty FPT đến ngày nay. Bên cạnh đề cao vai trò của công cụ tín dụng thương mại trong sự phát triển của công ty, ở chương 2 này đã chỉ ra những tồn tại và nguy cơ trong chính sách cấp tín dụng hiện tại cũng như những đánh đổi mà Công ty FPT phải bỏ ra để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cấp tín dụng thương mại hiệu quả hơn ở chương 3.

Một phần của tài liệu hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ công ty fpt (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)