0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ DOC (Trang 58 -59 )

- Quyền được sống trong môi trường trong sạch Thời kz đổi mới cũng là thời kz Việt Nam quan tâm chú trọng đến quyền được sống trong môi trường trong sạch một trong những quyền phát triển quan trọng của con người Trong những năm

TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA.

I.Chủ trương,chính sách về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế:

Bước vào thế kỷ 21,quá trình toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước, do đó bên cạnh những cơ hội to lớn, đất nước ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.". Vì vậy, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các mối quan hệ song phương và đa phương sẽ góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ với các nước, nhất là các đối tác hàng đầu đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; phát huy tốt vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ; tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào ASEAN và các diễn đàn quốc tế khác; tiếp tục triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền với các nước; cùng các Bộ, ngành, địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh mọi mặt của đất nước..

Không ngừng phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và các đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng có chung biên giới. Tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, đảng cánh tả, phong trào cách mạng và tiến bộ có nhiều ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới. Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính ở các nước trong khu vực và các nước có quan hệ đối tác quan trọng với nước ta. Tăng cường quan hệ với các chính đảng khác có quan hệ với Đảng ta và hữu nghị với Việt Nam

Tiếp tục thúc đẩy giải quyết bằng thương lượng hòa bình những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan; phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh là một đòi hỏi tất yếu của tiến trình Việt Nam hội nhập vào khu vực và quốc tế. Đó cũng là cơ sở quan trọng để đất nước tăng cường sức mạnh quốc phòng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập. Trước tiên chúng ta cần tập trung bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Sau đó, xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử l{ sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, gây phương hại đến sự phát triển của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Kết hợp hài hòa giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài. Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; có biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. .Chúng ta cần chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản l{ và khoa học công nghệ tiên tiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO nhằm bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước. cũng như, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại.Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản l{ của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: tập trung xây dựng cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trọng tâm là cải cách hành chính.

Ngoài ra, khi Thế giới đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ DOC (Trang 58 -59 )

×