- Quyền được sống trong môi trường trong sạch Thời kz đổi mới cũng là thời kz Việt Nam quan tâm chú trọng đến quyền được sống trong môi trường trong sạch một trong những quyền phát triển quan trọng của con người Trong những năm
cao quá mức, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng gay gắt.
cao quá mức, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng gay gắt.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12 - 1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích rõ những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm chủ quan, duy { chí trong lãnh đạo kinh tế, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đường lối đổi mới xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phát triển kinh tế thị trường có sự quản l{ của Nhà nước theo định hướng XHCN; phát huy các thành phần kinh tế, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác và tranh thủ các nguồn lực trong nước và quốc tế; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm quốc phòng – an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Đến Đại hội VII (6/1991), trước bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kz quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nêu lên mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là: Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đến Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng, chúng ta tiếp tục phát triển tư duy l{ luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận thức ngày càng cụ thể và sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, về xây dựng nền văn hoá, về hội nhập kinh tế quốc tế và về vấn đề đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
Nhìn lại chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong gần tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi, thành tựu rất vẻ vang. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam cũng còn có những yếu kém, có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam sớm phát hiện ra những sai lầm, khuyết điểm của mình, đề ra những biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời. Đảng cộng sản Việt Nam đã công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin cậy; thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chính trị; người lãnh đạo chân chính duy nhất của cả dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ: ở Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản không lực lượng nào có đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 37 :Tại sao nói văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Đại hội VII, VIII, IX, X và những nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển”.
Văn hóa là gì?
Hiện nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi lẽ văn hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo ra mà hoạt động lao động của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội”
Trong Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII) Đảng ta cho rằng:“Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước...là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Như vậy, phát triển là một quá trình văn hóa và chính trị trước khi là một quá trình kinh tế và công nghệ, văn hóa không đứng ngoài sự phát triển mà nó nằm ngay bên trong sự phát triển, là nhân tố nội sinh của sự phát triển; nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển xã hội.
1.Văn hoá là nền tảng tinh thần.