Tiềm năng đất đai

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện lộc bình- tỉnh lạng sơn thời kỳ 2001- 2010 (Trang 41 - 44)

III. Định hớng quy hoạch sử dụng đất

1.Tiềm năng đất đai

Lộc Bình là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn có quy mô diện tích khá lớn 99834ha chiếm 12,19% diện tích toàn tỉnh. Bình quân diện tích bình quân đầu ngời là 1,29ha.

Đất đai trong toàn huyện đến năm 2001 đã khai thác đa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở là 46512,69ha chiếm 46,59%, còn lại 53,41% là đất cha sử dụng mà chủ yếu là đất đồi núi cha sử dụng và đất bằng cha sử dụng (chiếm 98,12% diện tích cha sử dụng). Diện tích đất cha sử dụng này là một tiềm năng lớn để có thể đa vào sử dụng cho các mục đích nông, lâm nghiệp bằng các biện pháp khai hoang, tăng cờng đầu t và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, đối với đất đang sử dụng có hiệu quả thấp do việc bố trí cây trồng cha đợc khoa học thì cần phải có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mục đích sử dụng đất cho phù hợp với tiềm năng đất đai.

Đất đai trong toàn huyện chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét có tổng diện tích là 53271ha chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên của huyện và dợc phân bố chủ yếu ở các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Tú Mịch, Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác. Theo kết quả phân tích mẫu đất tầng mặt của địa bàn cho thấy đất có màu nâu sẫm, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chua vừa, pHkcl từ 4,5-5,5. Hiện nay loại đất này đang đợc sử dụng trồng hoa màu và trồng rừng nhng mới chỉ đa vào sử dụng đợc 43,21%. Còn lại 56,79% loại đất này có thể khai thác đa vào sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp, một phần cho phát triển lâm nghiệp.

Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát có diện tích 33541ha chiếm 34%diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Vân Mộng, Khuất Xá, Xuân Lễ, Sàn Viên, Quan Bản, Lợi Bác, Hiệp Hạ. Nhìn chung đất có phản ứng chua và nghèo chất ding dỡng. Loại đất này nằm trên địa hình sờn núi, lợn sóng và đồi thấp có độ dốc < 150, có 6500ha thích hợp với việc trồng lúa và lúa màu hiện nay dã và đang khai thác sử dụng, còn lại đất có độ dốc > 150 trên các xã này mới chỉ đợc khai thác một phần chủ yếu cho việc trồng rừng. Vì vậy loại đất này còn có khả năng rất lớn cho việc phát triển lâm nghiệp và trồng cây ăn quả.

Nh vậy, đất nông nghiệp huyện Lộc Bình có thể mở rộng diện tích thêm khoảng 10000 - 11000ha chủ yếu khai thác, cải tạo từ đất cha sử dụng, đất rừng trồng kém hiệu quả và đất rừng trồng đến thời kỳ khai thác để phân bố vào: đất trồng cây ăn quả khoảng 5000ha từ khai hoang đất đồi núi cha sử dụng, cải tạo vờn tạp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các xã vùng gò đồi và các xã dọc Quốc lộ 4B nh xã Vân Mộng, Nh khuê, Tú Đoạn, Khuất Xá, Hữu Khánh ...; phân bố cho đất đồng cỏ khoảng 6000ha, có thể khai thác trên các đồi cỏ có độ dốc 15-200 kết hợp với việc trồng cây theo mô hình đồi cây bãi cỏ để chăn thả đại gia súc tại các xã có nhiều đồi cỏ nh Lợi Bác, Xuân D- ơng, Tĩnh Bắc, Tam Gia ...;Đối với đất trồng cây hàng năm cơ bản vẫn giữ ổn định diện tích khoảng 7000ha, việc canh tác trên loại đất này cần phải có biện pháp nâng cao hệ số sử dụng đất nh phát triển thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu t thâm canh để có thể chuyển từ đất lúa một vụ lên đất 2 vụ, đất 2 vụ lên đất 3 vụ và đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn.

Quỹ đất tiềm năng dành cho lâm nghiệp có thể lên tới 60000ha, chủ yếu đợc lấy từ đất đồi núi cha sử dụng và khoanh nuôi tái sinh. Rừng tự nhiên có khả năng khoanh nuôi tái sinh trên một số khu rừng đã kiệt quệ hiện còn cây thân gỗ rải rác với diện tích khoảng 6000ha chủ yếu trên các xã ái Quốc, Hữu Lân, Xuân Dơng. Rừng trồng có khả năng phát triển thêm 25000ha từ đất trống đồi núi trọc theo hớng trồng rừng sản xuất với các loại cây đặc sản, cây thân gỗ kết hợp trồng rừng phòng hộ ở những nơi sung yếu nh Mẫu Sơn, Đông Quan, Nam Quan, Tĩnh Bắc, Hữu Lân. Ngoài ra cũng phải chuyển một diện tích đáng kể đất cho các mục đích dân sinh kinh tế khác góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phơng phù hợp với chiến lợc sử dụng đất lâu dài nh việc phát triển công nghiệp hay du lịch - dịch vụ thì tiềm năng đất đai lại phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính tự nhiên của đất.

Huyện Lộc Bình có mỏ than Na Dơng có diện tích 423ha với trữ lợng trên 100 ngàn tấn, xã Yên Khoái có mỏ sắt với trữ lợng 1 triệu tấn. Đây là tiềm năng to lớn để Lộc Bình phát triển ngành công nghiệp khai thác và cônh nghiệp điện.T ại Đông Quan có mỏ cao lanh có chất lợng cao, trữ lơng tơng đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng.

Với nguồn tài nguyên nói trên, Lộc Bình phải dành một quỹ đất để có thể xây dựng khu Na Dơng - Pò Lọi trở thành khu công nghiệp khai thác mỏ - nhiệt điện - chế biến nông lâm sản - sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng. Lộc Bình còn có tiềm năng cho phát triển ngành dịch vụ - du lịch nhờ có dãy núi Mẫu Sơn có cảnh quan đẹp, có nền nhiệt độ thấp, có thảm thực vật rừng rất xanh phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dỡng. Ngoài ra còn có nhiều điểm có thể phát triển du lịch nh đập Khuôn Van, suối Long Đầu ...

Với tiềm năng đất đai này Lộc Bình khi tiến hành qui hoạch sử dụng đất đai thì cần phân bố sử dụng đất cho các ngành một cách hợp lý đảm bảo khả năng sinh hoá sẵn có của đất và bảo vệ nguồn tài nguyên này.

2.Quan điểm khai thác sử dụng đất.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đợc trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy, việc khai thác triệt để, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đát đai cho các mục đích dân sinh, kinh tế là quân điểm đợc đặt lên hàng đầu. Từ nay đến năm 2010 và xa hơn tập trung mọi nguồn lực đầu t khai thác quỹ đất trống, đồi trọc, đất hoang hoá để đa vào sử dụng cho các mục đích mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, bảo vệ đất và môi trờng dân sinh đáp ứng chiến lợc phát triển kinh tế xã hội ổn định lâu dài của tỉnh và của huyện. Tuy nhiên, việc khai thác đa vào sử dụng phải đảm bảo các quan điểm sau:

Thứ nhất,Sử dụng đất đai phải đảm bảo u tiên cho nhiệm vụ phát triển nômg nghiệp, thực hiện chiến lợc an toàn lơng thực và tăng nhanh nông sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân trong vùng và tiến tới xuất khẩu. Đồng thời phải đảm bảo nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sử dụng đất. Bố trí cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý, chuyển dịch cơ ấu cây trồng vật nuôi theo hớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trờng, phù hợp với hệ sinh thái và địa hình trên những vùng đất và địa hình khác nhau theo phơng thức nông lâm kết hợp. Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các điều kiện tự nhiên khác để phát triển các loại cây ăn quả đặc sản tạo ra nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Thứ hai, Lộc Bình là một huyện nằm trong khu vực có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, phòng chống lũ lụt. Vì vậy, cần duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng, quản lý và bảo vệ tốt rừng hiệ có đặc biệt là rừng phòng hộ, đồng thời tận dụng triệt để tác dụng to lớn tổng hợp nhiều mặt của rừng. Đẩy nhanh việc khoanh nuôi tái sinh rừng, phục hồi, làm giàu và trồng rừng mới để phủ xanh đất trống đồi trọc đảm bảo chức năng phòng hộ đàu nguồn, bảo vệ an ninh biên giới, cung cấp lâm đặc sản cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trờng sinh thái.

Thứ ba, dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hớng u tiên cho những ngành có khả năng khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, những ngành có tác dụng làm thay đổi nhanh cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều lao động, các ngành nghề truyền thống ...nh công nghiệp khai thác than, công nghiệp điện, cơ khí sửa chữa, sản xuất gạch ngói, gốm sứ.

Thứ t, Từng bớc đầu t cơ sở hạ tầng phục vụ tốt đời sống của nhân dân, đảm bảo chất lợng môi trờng sống trong các khu dân c nông thôn. Hình thành các khu dân c tập trung ở cửa khẩu và các ven tuyến biên giới. Các đô thị phát triển gắn kết các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế và các vùng sản xuất. Thứ năm, Dành đủ từng bớc cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nớc và các công trình phúc lợi công cộng khác dáp ứng yêu cầu sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phơng. Việc mở rộng đầu t này phải đợc tiến hành đồng bộ, gắn với việc mở rộng các khu công nghiệp, dân c....Ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nhng không coi nhẹ các công trình phục vụ đời sống, văn hoá xã hội của nhan dân.

Thứ sáu, Khai thác sử dụng đất phải chú ý bảo vệ cảnh quan môi trờng sinh thái, đảm bảo sử dụng đất ổn định và bền vững, kết hợp giữa trớc mắt và lâu dài, phù hợp với chiến lợc phát triển kinh tế xã hội của huyện và của tỉnh Lạng Sơn.

Thứ bảy, Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêuphòng thủ trật tự an ninh quốc gia, quán triệt phơng châm kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện lộc bình- tỉnh lạng sơn thời kỳ 2001- 2010 (Trang 41 - 44)