Các bước cập nhật số liệu địa phương

Một phần của tài liệu kết quả dự báo mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ 1 đến 3 ngày bằng mô hình wrf (Trang 31 - 32)

Cả 4 loại số liệu phát báo lấy từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

sẽ được đưa vào mô-đun Ctdubao để tiến hành giải mã, đồng thời format cho đúng với định dạng số liệu cập nhật địa phương mà WRF yêu cầu. Sản phẩm đầu ra của Ctdubao

là hai file: obs_namthangngaygio (số liệu bề mặt), REnamthangngaygio_upa (số liệu cao

không). Các số liệu sử dụng cập nhật vào mô hình là gió, nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương,

khí áp mực biển. Chấp nhận cả nguồn số liệu của các trạm bề mặt và cao không; thực

Sau khi có các file: obs_namthangngaygio, REnamthangngaygio_upa đưa vào chạy mô đul Obsgrid.exe sẽ tự động cập nhật số liệu. Các bước thực hiện trong mô hình như

sau:

Trước tiên phải xử lý và loại bỏ sai số thô trong tập số liệu quan trắc, các bước được

thực hiện như sau:

+ Kiểm tra sai số thô như độ cao âm, tốc độ gió tổng cộng âm, nhiệt độ lớn hơn 50OC;

+ Kiểm tra sai số cực đại với các ngưỡng được đặt ra bằng cách tính toán giá

trị các trường tương ứng tại vị trí quan trắc từ trường phân tích toàn cầu. Giá

trị quan trắc chỉ được sử dụng nếu sai số nhỏ hơn sai số cực đại;

+ Kiểm tra sai số Buddy (sai số thể hiện mối tương quan với các điểm lân

cận). Trước hết phải tính toán giá trị chênh lệch giữa trường phỏng đoán đầu

tiên tại điểm trạm và giá trị quan trắc được tại trạm, sau đó tính toán giá trị

trung bình chênh lệch của các yếu tố trong phạm vi bán kính R và cuối cùng là so sánh hai giá trị chênh lệch trên, nếu vượt ngưỡng thì loại bỏ số liệu tại trạm. Trong bài toán giá trị R được sử dụng là 70km.

Một phần của tài liệu kết quả dự báo mưa lớn do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ 1 đến 3 ngày bằng mô hình wrf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)