Dựa trên số liệu quan trắc và tổng lượng mưa dự báo 24h, 48h, 72h tại các trạm quan
trắc để xây dựng phương trình dự báo lượng mưa tại trạm của mô hình WRF trong 02
trường hợp cập nhật (CN) và không cập nhật (KCN). Do số liệu mưa của mô hình là
mưa trên lưới nên số liệu mưa dự báo của mô hình sẽ được nội suy tuyến tính về các
trạm có số liệu đo thực.
Đặc điểm phân bố của mưa đối với khu vực Trung Trung Bộ biến đổi mạnh theo không gian và thời gian nên 59 trạm đo mưa trong khu vực Trung Trung Bộ được chia
thành 5 khu vực nhỏ như sau: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên_Huế, Đà Nẵng - Quảng Nam, và Quảng Ngãi. Số trạm trên các phân vùng là không bằng nhau, nhiều hay
ít phụ thuộc vào các trạm thực tế.
Dung lượng mẫu là 71 trường hợp, sử dụng 50 trường hợp để xây dựng phương trình hồi qui, 21 trường hợp còn lại dùng để đánh giá. Trong luận văn này, tác giả xây dựng phương trình hồi qui dự báo lượng mưa 24h, 48h và 72h đối với hai trường hợp CN và KCN cho 15 trạm Khí tượng trong khu vực Trung Trung Bộ, cụ thể các trạm: Tuyên
Hóa, Ba Đồn, Khí tượng (KT) Đồng Hới, KT Đông Hà, Khe Sanh, Cồn Cỏ, Nam Đông, A Lưới, Huế, Đà Nẵng, Trà My, KT Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Ba Tơ, Lý Sơn và lượng mưa trung bình tại các phân vùng: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên_Huế, Quảng
Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Khi xây dựng phương trình dự báo cho trạm Khí tượng và mưa trung bình ở khu vực
nhỏ nào thì nhân tố dự báo sẽ được sử dụng là số liệu lượng mưa dự báo tại các trạm tại
các khu vực đó.
Các nhân tố dự báo được tuyển chọn bằng phương pháp hồi quy từng bước. Kết quả
xây dựng phương trình dự báo với hạn dự báo 24h, 48h, 72h cho các khu vực được trình bày trong các mục dưới dây.