Tình hình thực hiện tại Trung tâm thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu mô hình minh hoạ hiệu quả của thông tin tín dụng ngân hàng ở việt nam (Trang 31 - 33)

Do đòi hỏi bức xúc của thực tiễn hoạt động tín dụng, nghiệp vụ XLTD doanh nghiệp của hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam đã hình thành, đi vào hoạt động từ 2002. Tiên phong trong nghiệp vụ này là CIC. Từ năm 2000, CIC đã xây dựng đề án XLTD doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng, đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các vụ, cục, TCTD và một số nhà khoa học trong ngành và trình Thống đốc cho phép áp dụng thí điểm. Ngày 24/01/2002 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ- NHNN về việc cho phép CIC triển khai thí điểm đề án phân tích, XLTD doanh nghiệp trong thời gian 2 năm. Sau thí điểm Thống đốc đã ban hành Quyết định số 473/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 phê duyệt đề án phân tích, XLTD doanh nghiệp. Việc XLTD tiến hành tương đối đều, hàng năm CIC đã xếp loại được khoảng 3000 doanh nghiệp. Ngoài việc trả lời tin theo yêu cầu của NHTM, kết quả xếp loại được đăng tải liên tục trên Bản tin TTTD thường kỳ của CIC.

- 32 -

Tóm tắt các bước tiến hành XLTD doanh nghiệp tại CIC thực hiện theo Quyết định số 1253/QĐ-NHNN ngày 21/06/2006 của Thống đốc NHNN về thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như sau:

Bước 1 - Thu thập thông tin

Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành, bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi; Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Xây dựng; Thương mại hàng hoá; Dịch vụ; Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí); Công nghiệp chế tạo; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Bước 3 - Phân loại doanh nghiệp theo quy mô:

Những tiêu thức cơ bản xác định quy mô doanh nghiệp gồm: Nguồn vốn kinh doanh; Lao động; Doanh thu thuần; Nộp ngân sách Nhà nước.

Bước 4 - Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản: * Các chỉ tiêu tài chính bao gồm:

Các chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn; Khả năng

thanh toán nhanh

Các chỉ tiêu hoạt động: Luân chuyển hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình

quân; Hiệu quả sử dụng tài sản.

Các chỉ tiêu về cân nợ: Nợ phải trả/tài sản; Nợ phải trả/ vốn chủ sở

hữu; Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng

Các chỉ tiêu về thu nhập: Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu; Tổng

thu nhập trước thuế/Tổng tài sản có; Tổng thu nhập trước thuế/Nguồn vốn. * Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm 3 chỉ tiêu là trình độ, số năm kinh nghiệm của giám đốc và số năm hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 5 - Xây dựng bảng tính điểm theo quy mô, theo ngành kinh tế Bước 6 - Tổng hợp kết quả tính điểm, căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối chiếu với bảng điểm để tính điểm cho từng doanh nghiệp.

- 33 -

Bước 8 - Áp dụng kỹ thuật tin học để tính toán, XLTD doanh nghiệp Bước 9 - So sánh kết quả XLTD doanh nghiệp qua các năm; Đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, kiến nghị đề xuất.

Tại Quyết định số 1253/QĐ-NHNN có một số điểm mới là đã tiến hành phân loại thành 8 ngành thay cho 4 ngành kinh tế và sản phẩm xếp loại được phép công bố cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Như vậy sau 4 năm thực hiện, nghiệp vụ XLTD doanh nghiệp tại CIC đã trải qua 3 giai đoạn chính là thí điểm, xếp loại theo 4 ngành và đến nay xếp loại theo 8 ngành kinh tế, từ chỗ chưa phân tích các chỉ tiêu phi tài chính đã từng bước bổ sung để đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính nhằm bảo đảm kết quả xếp loại ngày càng hoàn thiện và phản ảnh sát thực hơn về khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu mô hình minh hoạ hiệu quả của thông tin tín dụng ngân hàng ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w