- 52 Đơn vị : triệu VND
3.2. Giải pháp thành lập công ty XLTD độc lập
Việc hình thành công ty XLTD doanh nghiệp Việt nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính, thị trường vốn ở Việt Nam. Một mặt nó hoàn thiện cấu trúc hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam, mặt khác nó sẽ là cơ quan độc lập, khách quan đáng tin cậy để cung cấp thông tin về XLTD doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của các NHTM và cho nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động NHTM của NHNN.
Trong Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v “triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng” ghi rõ: NHNN Việt Nam xây dựng thí điểm dịch vụ đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để các ngân hàng có cơ sở khi xem xét cho doanh nghiệp vay vốn.
Như vậy cả về lý luận và thực tế nhu cầu hoạt động tín dụng và chủ trương của Chính phủ cho thấy, cần phải sớm hình thành công ty XLTD doanh nghiệp của Việt Nam. Về phía NHNN có thể tách từ Phòng Phân tích & XLTD của CIC để thành lập công ty XLTD, hoặc thành lập một công ty mới theo 3 phương án: Là đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN, hoặc thành lập công ty cổ phần với các cổ đông là NHNN và các TCTD. Chuyên đề thiên về phương án thành lập một công ty cổ phần với cổ đông chính là NHNN, các TCTD và một đối tác nước ngoài có uy tín.
Thực tế tại CIC đang có phòng phân tích, XLTD doanh nghiệp, nhưng cũng chỉ ra những tồn tại của nó. Do là một phòng nên không có đủ sức mạnh, tính chuyên nghiệp không cao, không đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, chất lượng và đối tượng hỏi tin. Mặt khác, là một cơ quan thuộc sở hữu nhà nước nên nó không đảm bảo tính khách quan, độc lập trong việc đánh giá
- 61 -
doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhà nước, tạo tâm lý e ngại cho các NHTM, nhất là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do vậy nhu cầu sử dụng tin sẽ hạn chế. Hơn nữa, do các quy định hiện hành nên CIC, với tư cách là một đơn sự nghiệp rất khó khăn trong việc hợp tác, liên doanh với các công ty XLTD có uy tín trên thế giới để nâng cao trình độ chuyên môn về XLTD. Đó chính là lý do để chuyên đề, đề nghị nên tách nghiệp vụ XLTD ra khỏi CIC và khẩn trương xúc tiến thành lập công ty XLTD cổ phần. Đề xuất về mô hình của công ty cổ phần này như sau:
- Các cổ đông tham gia nên theo tỷ lệ như sau: CIC góp vốn 20%, một số TCTD lớn ( kể cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài) góp vốn 60%, lựa chọn một đối tác có uy tín lớn trên thế giới về XLTD, có công nghệ XLTD tiên tiến, có kinh nghiệm thực tiễn với các nước đang phát triển, quan tâm đến thị trường Việt nam để hợp tác góp vốn 20%.
- Về bộ máy tổ chức, ngoài hội đồng quản trị, ban điều hành còn cần có hội đồng đánh giá, quyết định XLTD với các thành viên từ các cổ đông và các nhà khoa học trong, ngoài nghành để xem xét quyết định ấn định mức xếp loại trước khi công bố, nhằm đảm bảo khách quan, trung thực. Về nghiệp vụ, cần có các phòng chuyên môn như: phòng thu thập, xử lý thông tin; phòng phân tích, XLTD; phòng dịch vụ cung cấp thông tin.
- Về chức năng, nhiệm vụ, trước mắt công ty tập trung XLTD doanh nghiệp chủ yếu về khả năng trả nợ vay để phục vụ chủ yếu cho hệ thống ngân hàng, có thể mở rộng phục vụ cho các đối tượng khác như: các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp. Trong tương lai có thể mở rộng xếp loại các công cụ nợ để phục vụ thêm cho thị trường chứng khoán
- Vê đào tạo nhân viên để mở rộng hoạt động XLTD cần phải được chú trọng thực hiện ngay, vì đây là một quá trình lâu dài cần phải chuẩn bị công phu về các nội dung:
- 62 -
+ Về kỹ năng phân tích tài chính một cách vững chắc và đầy đủ. Khoá đào tạo này sẽ bao gồm tài chính doanh nghiệp, chu chuyển tiền mặt, thanh khoản, phân tích báo cáo tài chính, phân tích đầu tư. Kết hợp phần đào tạo lý thuyết và thực hành trên các tình huống thực tế.
+ Về kiến thức phân tích kinh doanh và ngành. Một chương trình quan trọng trong việc xác định xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là phân tích kinh doanh và phân tích ngành. Các khoá đào tạo này sẽ cung cấp các kiến thức căn bản về phân tích phi tài chính, bao gồm phân tích PEST ( phân tích Chính trị - Kinh tế - Xã hội và Công nghệ ), phân tích năm áp lực ngành, phân tích SWOT ( Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội và Thách thức), phân tích quản lý và hoạt động. Từ những phân tích này, rút ra các tác động đối với khách hàng như thế nào.
+ Về phương pháp luận và quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Các khoá này sẽ trang bị các kiến thức để xây dựng một phương pháp luận xếp hạng có thực tiễn, tính áp dụng cao mà lại có hiệu quả cao.
- 64 -
KÕt luËn
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải phát triển kinh tế nhanh và vững chắc hơn để không bị tụt hậu. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tư cách là huyết mạch của nền kinh tế, cần phải có sự cải cách, đổi mới triệt để hơn, sâu rộng hơn nữa để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế đất nước. Từ đó, cũng đòi hỏi hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam phải phát triển mạnh mẽ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn để tạo lá chắn ngăn ngừa hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vững chắc cho hệ thống ngân hàng.
Việc nghiên cứu mô hình kinh tế lượng để thấy được vai trò và lợi ích của hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam là một đề tài rất mới đối với Việt Nam, nó là yêu cầu bức xúc và thực tiễn của hoạt động tín dụng. Chuyên đề đã đạt được một số kết quả đáng kể sau:
Một là, chuyên đề đã khái quát hoạt động của hệ thống TTTD ngân
hàng Việt Nam, thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, chuyên đề đã làm rõ: Kết quả hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng, sự hình thành nghiệp vụ TTTD ngân hàng, thực trạng phát triển của hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam, thông qua việc xem xét tại các trung tâm TTTD, tại các chi nhánh NHNN, các Ngân hàng thương mại, xem xét thực trạng các nghiệp vụ TTTD.
Hai là, chuyên đề đã làm rõ được vai trò và lợi ích của thông tin tín
dụng trong việc sử dụng mô hình mô phỏng, từ mô hình này ta thấy được tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tín dụng, khả năng đem lại lợi nhuận cao, mức độ linh hoạt cho hệ thống tài chính. Hiệu quả của hệ thống TTTD có thể giảm bớt tỷ lệ vỡ nợ và tạo cơ hội nhiều hơn cho những người vay có thu nhập thấp đã góp phần phát triển hoạt động tín dụng.
- 65 -
Ba là, căn cứ tình hình thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao vai trò và lợi ích của hệ thông tin tín dụng giúp cho TTTD ngày càng phát triển.