Quy trình vạn năng để chẩn đoán và giải quyết sự cố PC

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn và bảo trì hệ thống (Trang 74)

71

Xác định triệu chứng Nhận diện và cô lập vị trí

Sửa chữa và thay thế Thử nghiệm

Hình 7.3 Quy trình vạn năng chẩn đoán và giải quyết sự cố PC

7.4.1. Xác định rõ các triệu chứng

Thường xuyên ghi chép chi tiết các triệu chứng và sự việc sẽ giúp tập trung vào những công việc sát sườn, tránh sa đà vào những vấn đề không liên quan.

7.4.2. Nhận diện và cô lập vấn đề

- Trước khi cô lập vấn đề vào trong một thành phần cứng nào đó, phải chắc rằng chính thiết bị đó đang gây ra vấn đề.

- Khi đã nhận diện xong khu vực có khả năng có vấn đề, có thể bắt đầu quá trình sửa chữa thực sự và chuyển sang làm việc với bộ phận nghi ngờ.

7.4.3. Thay thế các thành phần lắp ghép

- Nên thay thế toàn bộ một thành phần hơn là cố gắng sửa từng bộ phận của nó.

- Chọn đúng mã số thành phần (part number) của nhà sản xuất đối với thành phần phần cứng cần thay thế.

7.4.4. Thử nghiệm lại

- Ráp máy trở lại một cách cẩn thận trước khi thử nghiệm.

- Nếu các triệu chứng hỏng hóc vẫn còn, đánh giá lại các triệu chứng ấy và thu hẹp vấn đề vào một thành phần khác của máy đến khi có thể xác nhận rằng các triệu chứng kia đã không còn nữa trong hoạt động thực tế, mới có thể đưa máy vào làm việc trở lại như cũ.

Chương 8: GIỚI THIỆU VỀ BIOS VÀ CMOS 8.1. Giới thiệu BIOS

- ROM BIOS (Read Olly Memory Base Input Output System - Bộ nhớ chỉ đọc Lưu các chương trình vào ra cơ sở )

+ ROM BIOS là một IC được gắn cố định trên Mainboard (thường gắn nhưng không hàn), và thường giao tiếp trực tiếp với Sourth Bridge.

+ Là bộ nhớ chỉ đọc nên ta không thể ghi dữ liệu vào ROM được, tuy nhiên khi nạp lại ROM ta vẫn có thể ghi vào ROM bằng các thiết bị đặc biệt. Dữ liệu trong ROM được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn, dữ liệu này không bị mất khi mất điện, nó bao gồm:

+ Các câu lệnh hướng dẫn cho CPU thực hiện quá trình POST máy (Power On Self Test - Bật nguồn và kiểm tra)

+ Các thông báo lỗi bằng tiếng bíp hay bằng ký tự trên màn hình khi nó kiểm tra và phát hiện lỗi.

+ Bản (Default) thiết lập cấu hình máy - CMOS Setup + Trình điều khiển bàn phím và các cổng vào ra.

Vận hành BIOS:

BIOS được chứa sẵn (thường ở dạng nén dữ liệu) trong các con chip như là PROM, EPROM hay bộ nhớ flash của bo mạch chính. Khi máy tính được mở qua công tắc bật điện hay khi được nhất nút reset, thì BIOS được khởi động và chương trình này sẽ tiến hành các thử nghiệm khám nghiệm trên các ổ đĩa, bộ nhớ, các con chip có chức năng riêng khác và các phần cứng còn lại.

Thông thường, BIOS tự giải nén vào trong bộ nhớ chính của máy tính và bắt đầu vận hành từ đây. Hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay có thể thực thi cài đặt các chương trình giao diện CMOS. Bộ phận này (CMOS) là nơi lưu giữ các dữ liệu cài đặt chuyên biệt của người dùng; như thời gian, các đặc tính chi tiết của ổ đĩa, việc gán chức năng khởi động cho bộ điều khiển (controller) nào, hay ngay cả mật mã khởi động máy, ...

Trong hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay, người dùng có thể lựa chọn thiết bị nào được khởi động trước: CD, đĩa cứng, đĩa mềm, ổ USB, hay các thiết bị lưu trữ tương thích. Thủ tục này đặc biệt hữu ích cho việc cài đặt các hệ điều hành hay khởi động từ CD/DVD khởi động được hay ổ USB khởi động được và cho việc lựa chọn thứ tự của việc kiểm tra sự hiện hữu của các thiết bị khởi động được.

8.2. Giới thiệu CMOS

Là một chíp rất nhỏ nằm tích hợp trong Chipset cầu nam, RAM CMOS được nuôi bằng nguồn Pin 3V vì vậy dữ liệu trong RAM CMOS không bị mất khi tắt máy.

Nhiệm vụ của RAM CMOS:

+ Nhiệm vụ chính của RAM CMOS là lưu bảng thiết lập cấu hình của máy, cung cấp cho CPU trong quá trình khởi động.

+ Khi ta bật máy tính, quá trình POST máy bắt đầu, CPU sẽ đọc và làm theo các hướng dẫn trong RAM CMOS, nếu RAM CMOS bị mất dữ liệu (ví dụ khi ta tháo Pin ra) thì CPU sẽ đọc bản CMOS mặc định được ghi trên ROM BIOS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.3. Thiết lập thông số cho RAM CMOS

Quá trình thiết lập cấu hình máy - CMOS SETUP

+ Thiết lập cấu hình máy là quá trình bắt buộc khi ta thực hiện lắp ráp 1 bộ máy tính hoặc muốn thay đổi thông số khởi động từ đĩa cứng hay CD ROM,...

+ Để vào chương trình CMOS SETUP ta bầm liên tục phím Delete hoặc phím F2 hoặc phím F10 (Tuỳ hiệu máy) trong lúc máy đang khởi động.

+ Chương trình CMOS sẽ đọc và hiển thị nội dung đã có trong RAM CMOS để cho ta thiết lập lại, trong trường hợp là Mainboard hoàn toàn mới (Chưa có dữ liệu trong RAM CMOS) thì chương trình sẽ đọc và hiển thị bản Default được ghi cố định trong ROM BIOS.

8.4. Bảng các mã lỗi bip thông dụng

Tiếng bip là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test).

Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Ở đây chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI.

8.4.1. Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại

RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình. BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

8.4.2. Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX

1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-2: Xem lại RAM.

2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.

3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động. 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.

4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ. 4-3-2: Xem 4-3-1. 4-3-3: Xem 4-3-1.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

Chương 9: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM 9.1. Cài đặt phần mềm hệ thống

9.1.1. Cài đặt hệ điều hành Windows XP

Các bước cài đặt Windows XP lên một ổ cứng mới (hoặc ổ cứng chưa phân vùng)

Chuẩn bị:

- Một máy tính đã lắp ráp hoàn chỉnh

- Một đĩa cài đặt Windows XP: SP1 hoặc SP2, SP3

- Vào CMOS SETUP thiết lập cấu hình cho máy và thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước.

Bắt đầu cài đặt:

Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu với màn hình mầu xanh như sau:

Hình 9.1 Quá trình tải file vào bộ nhớ Đợi trong ít phút đến khi dừng lại ở màn hình như sau

Hình 9.2 Chọn chế độ cài đặt

Hình 9.3 Đồng ý với các điều khoản cài đặt

Bấm phím F8 để đồng ý cài đặt, sau một lát máy dừng lại ở màn hình sau :

Hình 9.4 Thiết lập phân vùng cài đặt Windows Bấm phím C để tạo phân vùng cho đĩa, màn hình sau hiển thị:

Hình 9.5 Nhập kích thước phân vùng

Ở trên hiển thị dung lượng của toàn bộ ổ đĩa, Bạn nhập lại dung lượng nhỏ hơn cho ổ C, (Nếu bạn lấy toàn bộ dung lượng thì đĩa cứng chỉ tạo ra một ổ Logic)

Hình 9.6 Tiếp tục tạo phân vùng trên đĩa

Chuyển vệt sáng xuống dòng dưới để tạo phân vùng tiếp theo, nhấn phím C để tạo phân vùng, nhập toàn bộ dung lượng còn lại làm ổ D, nếu muốn tạo tiếp ổ E thì nhập lại dung lượng nhỏ hơn

Hình 9.7 Chọn phân vùng để cài đặt hệ điều hành Windows (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt vệt sáng lên ổ C, nhấn Enter để thực hiện cài đặt, màn hình sau xuất hiện yêu cầu bạn chọn kiểu Format như hình dưới .

Màn hình trên xuất hiện bạn nhấn ENTER để đồng ý Format, màn hình sẽ tiến hành Format trong khoảng vài chục giây.

Hình 9.9 Tiếp tục quá trình cài đặt

Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng chạy hết 100%

Hình 9.10 Tiếp tục quá trình cài đặt

Khi máy khởi động lại, bạn không đụng tới bàn phím thì máy sẽ tự khởi động vào Windows XP và tiếp tục cài đặt. (nếu bạn đụng vào bàn phím máy sẽ khởi động từ đĩa CD Rom và nó lại cài đặt lại từ đầu).

Hình 9.11 Thiết lập tùy chọn ngôn ngữ và vùng lãnh thổ

Khi màn hình trên xuất hiện, thiết lập ngôn ngữ và Click Next để tiếp tục

Hình 9.12 Chọn tên máy và tổ chức làm việc

Khi màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên máy vào ô Name: Thí dụ MAY1 sau đó Click Next để tiếp tục.

Khi màn hình trên xuất hiện thiết lập tên máy, mật khẩu tài khoản quản trị sau đó Click Next để tiếp tục.

Hình 9.13 Thiết lập ngày giờ hệ thống

Thiết lập múi giờ là GMT + 07.001 Bangkock, Hanoi, Jakata. Sau đó Click Next để tiếp tục

Hình 9.14 Thiết lập cấu hình mạng cho hệ thống Thiết lập cấu hình mạng cho hệ thống

Khi màn hình trên xuất hiện, bạn Click Next để tiếp tục

Hình 9.15 Chọn chế độ kết nối Internet

Khi màn hình trên xuất hiện, bạn chọn Local area netword LAN sau đó Click Next để tiếp tục.

Hình 9.16 Đăng kí xác nhận bản quyền hệ điều hành

Màn hình trên xuất hiện bạn đánh dấu vào No not at this time sau đó Click Next để tiếp tục

Màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên cho người sử dụng máy tính sau đó Enter để kết thúc cài đặt.

9.2. Cài đặt phần mềm ứng dụng: (Xem cài đặt trực tiếp trên máy) 9.2.1. Cài đặt tiện ích gõ tiếng Việt

9.2.2. Cài đặt bộ Microsoft Office

9.2.3. Cài đặt phần mềm đồ họa Adobe Photoshop

9.2.4. Cài đặt phần mềm quản lí đĩa (trong đĩa cứu hộ Hiren’s Boot)

Chương 10: AN TOÀN VÀ BẢO MẬT HỆ THỐNG MÁY TÍNH

10.1. Các nguyên tắc an toàn và bảo mật hệ thống

10.1.1. Sao lưu dữ liệu giá trị

Khi bạn bật máy tính, khả năng mất dữ liệu sẽ tăng, thậm chí cả khi bạn không nối với mạng internet. Ổ cứng là một trong những điểm yếu của máy tính và ổ cứng hỏng là một khả năng có thể xảy ra. Hoặc bạn có thể vô tình xoá mất file dữ liệu. Vì thế, quy tắc đầu tiên là cần sao lưu dữ liệu, dùng CD, DVD, ổ cứng hay trên các phương tiện lưu trữ khác.

10.1.2. Cài và cập nhật đều đặn phần mềm diệt virus

Khoảng chục năm về trước, khả năng bị nhiễm virus khá thấp vì ít người có cơ hội tiếp cận Internet và các phương tiện lưu trữ cũng không đa dạng như bây giờ. Nguồn lây nhiễm chính là trao đổi đĩa USB và phần mềm lậu. Nhưng giờ đây hầu hết mọi người dùng Windows, virus phát tán với tốc độ rất nhanh, và trong nửa ngày toàn thế giới có thể bị đe doạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Virus và sâu là đoạn mã đính kèm file có thể tái tạo để phát tán, thường là những file thi hành (exe) hoặc macro mặc dù gần đây có phát hiện được virus nằm trong file ảnh (jpg). Virus có thể vô hại hoặc thực sự phá hoại, vì thế trang bị một chương trình chống virus là điều bắt buộc và nó phải được cập nhật thường xuyên nếu không sẽ vô ích.

10.1.3. Gỡ bỏ những file, chương trình và dịch vụ không cần thiết

Theo mặc định, Windows sẽ cài nhiều file, chương trình và dịch vụ không

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn và bảo trì hệ thống (Trang 74)