Bảng các mã lỗi bip thông dụng

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn và bảo trì hệ thống (Trang 77)

Tiếng bip là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test).

Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Ở đây chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI.

8.4.1. Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại

RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình. BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

8.4.2. Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX

1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-2: Xem lại RAM.

2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.

3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.

3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động. 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.

4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ. 4-3-2: Xem 4-3-1. 4-3-3: Xem 4-3-1.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

Chương 9: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM 9.1. Cài đặt phần mềm hệ thống

9.1.1. Cài đặt hệ điều hành Windows XP

Các bước cài đặt Windows XP lên một ổ cứng mới (hoặc ổ cứng chưa phân vùng)

Chuẩn bị:

- Một máy tính đã lắp ráp hoàn chỉnh

- Một đĩa cài đặt Windows XP: SP1 hoặc SP2, SP3

- Vào CMOS SETUP thiết lập cấu hình cho máy và thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước.

Bắt đầu cài đặt:

Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu với màn hình mầu xanh như sau:

Hình 9.1 Quá trình tải file vào bộ nhớ Đợi trong ít phút đến khi dừng lại ở màn hình như sau

Hình 9.2 Chọn chế độ cài đặt

Hình 9.3 Đồng ý với các điều khoản cài đặt

Bấm phím F8 để đồng ý cài đặt, sau một lát máy dừng lại ở màn hình sau :

Hình 9.4 Thiết lập phân vùng cài đặt Windows Bấm phím C để tạo phân vùng cho đĩa, màn hình sau hiển thị:

Hình 9.5 Nhập kích thước phân vùng

Ở trên hiển thị dung lượng của toàn bộ ổ đĩa, Bạn nhập lại dung lượng nhỏ hơn cho ổ C, (Nếu bạn lấy toàn bộ dung lượng thì đĩa cứng chỉ tạo ra một ổ Logic)

Hình 9.6 Tiếp tục tạo phân vùng trên đĩa

Chuyển vệt sáng xuống dòng dưới để tạo phân vùng tiếp theo, nhấn phím C để tạo phân vùng, nhập toàn bộ dung lượng còn lại làm ổ D, nếu muốn tạo tiếp ổ E thì nhập lại dung lượng nhỏ hơn

Hình 9.7 Chọn phân vùng để cài đặt hệ điều hành Windows

Đặt vệt sáng lên ổ C, nhấn Enter để thực hiện cài đặt, màn hình sau xuất hiện yêu cầu bạn chọn kiểu Format như hình dưới .

Màn hình trên xuất hiện bạn nhấn ENTER để đồng ý Format, màn hình sẽ tiến hành Format trong khoảng vài chục giây.

Hình 9.9 Tiếp tục quá trình cài đặt

Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng chạy hết 100%

Hình 9.10 Tiếp tục quá trình cài đặt

Khi máy khởi động lại, bạn không đụng tới bàn phím thì máy sẽ tự khởi động vào Windows XP và tiếp tục cài đặt. (nếu bạn đụng vào bàn phím máy sẽ khởi động từ đĩa CD Rom và nó lại cài đặt lại từ đầu).

Hình 9.11 Thiết lập tùy chọn ngôn ngữ và vùng lãnh thổ

Khi màn hình trên xuất hiện, thiết lập ngôn ngữ và Click Next để tiếp tục

Hình 9.12 Chọn tên máy và tổ chức làm việc

Khi màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên máy vào ô Name: Thí dụ MAY1 sau đó Click Next để tiếp tục.

Khi màn hình trên xuất hiện thiết lập tên máy, mật khẩu tài khoản quản trị sau đó Click Next để tiếp tục.

Hình 9.13 Thiết lập ngày giờ hệ thống

Thiết lập múi giờ là GMT + 07.001 Bangkock, Hanoi, Jakata. Sau đó Click Next để tiếp tục

Hình 9.14 Thiết lập cấu hình mạng cho hệ thống Thiết lập cấu hình mạng cho hệ thống

Khi màn hình trên xuất hiện, bạn Click Next để tiếp tục

Hình 9.15 Chọn chế độ kết nối Internet

Khi màn hình trên xuất hiện, bạn chọn Local area netword LAN sau đó Click Next để tiếp tục.

Hình 9.16 Đăng kí xác nhận bản quyền hệ điều hành

Màn hình trên xuất hiện bạn đánh dấu vào No not at this time sau đó Click Next để tiếp tục

Màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên cho người sử dụng máy tính sau đó Enter để kết thúc cài đặt.

9.2. Cài đặt phần mềm ứng dụng: (Xem cài đặt trực tiếp trên máy) 9.2.1. Cài đặt tiện ích gõ tiếng Việt

9.2.2. Cài đặt bộ Microsoft Office

9.2.3. Cài đặt phần mềm đồ họa Adobe Photoshop

9.2.4. Cài đặt phần mềm quản lí đĩa (trong đĩa cứu hộ Hiren’s Boot)

Chương 10: AN TOÀN VÀ BẢO MẬT HỆ THỐNG MÁY TÍNH

10.1. Các nguyên tắc an toàn và bảo mật hệ thống

10.1.1. Sao lưu dữ liệu giá trị

Khi bạn bật máy tính, khả năng mất dữ liệu sẽ tăng, thậm chí cả khi bạn không nối với mạng internet. Ổ cứng là một trong những điểm yếu của máy tính và ổ cứng hỏng là một khả năng có thể xảy ra. Hoặc bạn có thể vô tình xoá mất file dữ liệu. Vì thế, quy tắc đầu tiên là cần sao lưu dữ liệu, dùng CD, DVD, ổ cứng hay trên các phương tiện lưu trữ khác.

10.1.2. Cài và cập nhật đều đặn phần mềm diệt virus

Khoảng chục năm về trước, khả năng bị nhiễm virus khá thấp vì ít người có cơ hội tiếp cận Internet và các phương tiện lưu trữ cũng không đa dạng như bây giờ. Nguồn lây nhiễm chính là trao đổi đĩa USB và phần mềm lậu. Nhưng giờ đây hầu hết mọi người dùng Windows, virus phát tán với tốc độ rất nhanh, và trong nửa ngày toàn thế giới có thể bị đe doạ.

Virus và sâu là đoạn mã đính kèm file có thể tái tạo để phát tán, thường là những file thi hành (exe) hoặc macro mặc dù gần đây có phát hiện được virus nằm trong file ảnh (jpg). Virus có thể vô hại hoặc thực sự phá hoại, vì thế trang bị một chương trình chống virus là điều bắt buộc và nó phải được cập nhật thường xuyên nếu không sẽ vô ích.

10.1.3. Gỡ bỏ những file, chương trình và dịch vụ không cần thiết

Theo mặc định, Windows sẽ cài nhiều file, chương trình và dịch vụ không cần thiết mà không thể gỡ bỏ bằng Add/Remove Programs trong Control Panel. Những file không cần thiết này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, có thể bị những kẻ đột nhập khai thác. Trong môi trường văn phòng, một số chương trình mặc định vô bổ: ai cần chơi games (Freecell, Hearts, Solitaire…), gửi tin nhanh Messenger..?

Để tránh những rủi ro không đáng có và cũng là để thúc đẩy tốc độ cho hệ điều hành, bạn chỉ nên cài những gì cần thiết. Để gỡ bỏ những chương trình không cần thiết, bạn có thể sử dụng những công cụ chuyên dụng như nLite của Nuhi (freeware) hoặc Xplite của LitePC. Nhưng cẩn thận tránh xoá mất những file quan trọng.

10.1.4. Cập nhật hệ điều hành

Cập nhật Windows hiện nay là cần thiết. Những kẻ tấn công thường sử dụng sự yếu kém trong bảo mật hệ điều hành để khai thác các điểm yếu. Cập nhật những bản vá quan trọng của hệ điều hành là cách bảo mật, gắn lỗ hổng và đóng những cánh cửa không an toàn. Một cách dễ dàng để kiểm tra các bản cập nhật cho Windows là vào Windows Update trong Internet Explorer, nhưng nếu quản lý nhiều máy tính, bạn có thể dùng công cụ mạnh hơn, như MBSA (Microsoft Baseline Security Analyzer), công cụ đánh giá điểm yếu miễn phí cho nền tảng Microsoft.

Nếu mạng LAN chỉ có vài máy tính, việc cập nhật không phải là vấn đề lớn, nhưng với những công ty có hệ thống máy tính khá lớn, đó không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà quản trị mạng có nhiều khả năng cập nhật máy tính nhanh chóng và hiệu quả, như dùng SUS (Microsoft Software Update Services) miễn phí hoặc các công cụ quản lý bản vá chuyên dụng như Ecora Patch Manager, HFNetChkPro hoặc UpdateEXPERT.

10.1.5. Cài tường lửa và thiết lập cấu hình chuẩn

Khi kết nối với thế giới bên ngoài, thiết bị quan trọng nhất nên là tường lửa cá nhân. Không nên đi đâu nếu không có nó. Tường lửa cá nhân bảo vệ các tài sản của người dùng máy tính, doanh nghiệp, và đảm bảo kết nối an toàn với mạng Internet và giữa các mạng. Có nhiều dạng tường lửa: phần mềm hoặc ứng dụng, chức năng đơn hoặc đa chức năng như VPN, chống virus, IDS, lọc nội dung…, thậm chí một số hãng còn giới thiệu giải pháp tất cả trong một (Proventia-G của công ty ISS, hiện có phân phối ở Việt Nam qua công ty Misoft – PV).

Với người dùng cá nhân, trước tiên nên sử dụng tường lửa trong Windows XP hoặc cài một tường lửa miễn phí (freeware/shareware) như ZoneAlarm,

Kerio Personal Firewall, Sygate Personal… Các doanh nghiệp nên chọn tường lửa thích hợp với nhu cầu. Chọn tường lửa cho doang nghiệp là việc không dễ, vì hiện có rất ít các tiêu chuẩn kiểm thử để đánh giá tường lửa trong khi các mẫu sản phẩm này lại thay đổi thường xuyên.

10.1.6. Đóng hết các cổng truy cập

Giả sử bạn có một mạng LAN cùng vài máy tính, mọi người có thể truy cập vào mọi máy tính trong mạng, như vậy bất kỳ ai cũng có thế dễ dàng ăn cắp những dữ liệu giá trị với một ổ USB. Để tránh nguy cơ mất dữ liệu từ các phương tiện lưu trữ ngoài, bạn cần bảo vệ các cổng máy tính như USB, cổng nối tiếp, hồng ngoại, Bluetooth, ổ CD, ổ DVD hay ổ đĩa mềm nếu còn. Người quản

trị mạng chịu trách nhiệm quản lý và cấp quyền truy cập của những cổng đó. Hiện có những phần mềm làm việc đó, như DeviceLock của hãng Smartline. 10.1.7. Đặt mật khẩu BIOS

Nên đặt mật khẩu để khoá BIOS. Đặt thiết bị khởi động đầu tiên là ổ cứng. Nếu tiếp cận được BIOS, với một đĩa CD khởi động cùng vài công cụ khác, một người thạo máy tính có thể ăn cắp mật khẩu quản trị các máy tính trong mạng LAN.

10.1.8. Thiết lập các quy định cho GPO

Các nhân viên dùng máy tính không nên được phép cài hay chạy phần mềm, vì họ có thể tải các chương trình tiềm ẩn hiểm hoạ. Các hệ điều hành máy chủ Windows có một công cụ mạnh để quản lý quyền người dùng là GPO (Group Policy Objects). Với công cụ này, bạn có thể lập chính sách quản lý và bảo mật cho mạng, xác lập các quy chế: độ phức tạp của mật khẩu, bảo vệ màn hình (screensaver), các ứng dụng được quyền chạy. Các chính sách nhóm (Group Policy) trong GPO có tác động lớn với người dùng, nên kiểm tra cẩn thận trước khi thực hiện.

10.1.9. Dùng phần mềm lọc nội dung cho HTTP, FTP và SMTP

Kết nối mạng đem lại nhiều cái lợi, thúc đẩy trao đổi thư từ, nhiều thông tin nhưng nó cũng mang nhiều nội dung không mong muốn đến với nhân viên. Tác hại là phí thời gian, để mạng tiếp xúc với các nguy cơ tiềm ẩn và phí băng thông. Vì vậy, giải pháp lọc nội dung phải được áp dụng.

10.1.10. Dùng phần mềm chống thư rác

Vào một số trang web và đăng ký nhận bản tin hoặc thông tin mới…, vài ngày sau bạn sẽ nhận được hàng tá thư rác (spam). Phần mềm chống thư rác đang trở nên cần thiết và nên cài để tránh phí thời gian và những email không mong muốn.

10.2. Một số phần mềm bảo mật thông dụng10.2.1. Một số trình diệt virus thông dụng 10.2.1. Một số trình diệt virus thông dụng

Một phần của tài liệu giáo trình an toàn và bảo trì hệ thống (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w