KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN:
Kết quả phân tích COD, BOD và SS cho thấy quá trình vận chuyển mẫu, lấy mẫu tại hiện trường và thiết bị lấy mẫu đều bị nhiễm bẩn tức là quy trình lấy mẫu chưa được chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống nhiễm bẩn mẫu.
Ngoài ra kết quả còn cho thấy rằng biện pháp xử lý chất thải tại trại chăn nuôi vẫn chưa được hiệu quả. Việc thải ra môi trường 1 lượng chất ô nhiễm vẫn là điều đáng lo ngại.
Mặc khác, khảo sát địa hình xung quanh của dân cư cho thấy việc sử dụng các biện pháp hay hệ thống xử lý chất thải là rất ít. Chủ yếu người dân thải ra ao cá hoặc thửa ruộng đất khô.
Năm 2004, việc chết tôm hàng loạt tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước do kênh rạch bị ô nhiễm dẫn đến dễ lây nhiễm bệnh, đã dấy lên hồi chuông báo động nhưng đến nay có lẽ tình hình vẫn chưa thể cải thiện, người dân chỉ còn cách cẩn thận hơn trong việc nuôi tôm.
Căn cứ vào kết quả cùng đồ thị trên cho phép ta biết được nồng độ an toàn để xả thải vào môi trường chỉ nên từ 10 – 20% nồng độ chất thải. Bên cạnh đó, việc biến dạng của vi sinh vật cũng là điều đáng chú ý. Trong quá trình phân tích, mỗi khi nồng độ nước thải tăng lên, độ lồi và màu sắc của vi sinh vật lại trở nên khác thường. Có thể do môi trường có quá nhiều dinh dưỡng, dẫn đến sự phát triển kỳ lạ ấy và như thế cũng đồng thời cho thấy sự quy hại của việc xả thải quá mức.
Hình 4.4 và 4.5: Sự thay đổi về sắc thái và độ lồi của vi sinh vật trong quá trình nghiên cứu.
Chương 5: