Địa điểm: 1 trại chăn nuôi hộ gia đình thuộc xã Tân Lâm, huyện Cần Đước, Long An.
Thời gian: Lần 1: 20/4/2009 (14 giờ trưa – không nắng) Lần 2: 8/6/2009 (10 giờ sang – nắng gắt) Lần 3: 19/6/2009 (16 giờ chiều – trời mát) Số lượng mẫu: lấy 4 mẫu
+ Nước thải chăn nuôi(A1): Nước thải từ chuồng heo thông qua việc tắm heo và rửa chuồng.
+ Nước ao(A2): nơi chứa các chất thải từ chuồng heo thải ra sau khi qua hệ thống xứ lý biogas.
+ Nước giếng(A3): dùng cho sinh hoạt lấy từ vòi nước trong nhà.
+ Nước sông(A4): của con sông gần trại chăn nuôi nhất (sông Rạch Đào). Toạ độ lấy mẫu:
x 0675811
y 1164110
Khoảng cách lấy mẫu:
Hình 3.1: Chuồng heo và cửa xả thải
Hình 3.2: Nơi lấy mẫu A1
Hình 3.3: Hệ thống Biogas, trại đang sử dụng
Hình 3.4: Nơi lấy mẫu A2
Hình 3.5: Nơi lấy mẫu A3
+ Mẫu A4: từ trại chăn nuôi đến sông (sông Rạch Đào) = 2.5km
Thổ nhưỡng:
Diện tích: 4.492 km2.
Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer.
Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Tây Ninh và nước Cam-pu-chia, phía đông giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Tiền Giang và phía tây giáp Đồng Tháp. Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ở phía bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì bằng phẳng. Phần đất phía tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Long An có một mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Thực ra Long An chưa phải là đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ là đồng bằng sông Vàm Cỏ, giữa hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.
Khí hậuLong An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 27,4ºC, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.620mm/năm.