Phương pháp phân tích mẫu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước (Trang 42 - 44)

Việc đếm tổng vi sinh cung cấp một phương tiện tiêu chuẩn để xác định mật độ vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí và kỵ khí tuỳ tiện trong nước. Kỹ thuật đếm trên đĩa các tế bào dị dưỡng (heterotrophic plate count) là phương pháp tốt nhất xác định thành phần vi khuẩn tổng quát của mẫu nước để có thể đánh giá hiệu quả nhà máy xử

lý nước, sự tăng trưởng sau đó của vi khuẩn trong các đường ống, trong các nguồn nước, …

Trong nghiên cứu này, ta dùng phương pháp đổ đĩa. Ta sẽ cấy mẫu trên 5 môi trường lần lượt là:

+ Môi trường chuẩn Plate count agar(PCA).

+ Môi trường PCA : 10% nước cất + 90% nước thải chăn nuôi. + Môi trường PCA : 20% nước cất + 80% nước thải chăn nuôi. + Môi trường PCA : 50% nước cất + 50% nước thải chăn nuôi. + Môi trường PCA : 80% nước cất + 20% nước thải chăn nuôi.  Chuẩn bị môi trường:

Cân môi trường PCA trên cân điện tử cho vào các erlen . Cho nước cất và nước thải chăn nuôi vào erlen đã có môi trường theo tỉ lệ như trên.

Đem đi khử trùng bằng autoclave trong 15 phút.  Pha loãng mẫu nước:

+ Chuẩn bị vài ống nghiệm sạch đã khử trùng.

+ Cho vào mỗi ống 9 ml nước cất đã được khử trùng(15 phút).

+ Dùng pipette 1 ml lấy 1ml mẫu nước cho vào ống nghiệm thứ nhất ta có nồng độ mẫu pha loãng là 10-1.

+ Dùng pipette 1 ml khác hút 1 ml mẫu nước 10-1 cho vào ống nghiệm thứ hai để có độ pha loãng mẫu 10-2.

Cứ tiếp tục đến khi có nồng độ thích hợp để tiến hành thí nghiệm.

 Thực hiện đổ đĩa:

+ Hút vào petri đã khử trùng(15 phút) 1ml mẫu đã pha loãng.

+ Ghi tên mẫu, ngày thực hiện và ký hiệu độ pha loãng lê từng petri.

+ Sau khi để nguội môi trường khoảng 35 – 40oC, rót vào các đĩa petri đã chứa mẫu, mỗi đĩa khoảng 10ml môi trường(độ dày 2-3mm).

+ Xoay nhè nhẹ petri, tránh không để môi trường tràn ra ngoài để phân bố đều lượng vi sinh có trong mẫu.

+ Chờ cho thạch đông cứng lại, lật ngược các petri và đem ủ ở 35oC trong 24 giờ.

+ Sau 24 giờ đếm các khuẩn lạc riêng rẽ quan sát được. + Tính toán:

A: Tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong 1ml mẫu N: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa. n1: số đĩa ở độ pha loãng f1

ni: số đĩa ở độ pha loãng fi.

vi: Thể tích mẫu lấy ở mỗi độ pha loãng fi: nồng độ pha loãng.

Chương 4:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước (Trang 42 - 44)