Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Tuy vậy, sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, mới chỉ có 230 chứng chỉ được cấp. So với thế giới thì số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký và được cấp chứng chỉ là rất thấp, tỉ lệ xấp xỉ 1/1000 (1000 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp áp dụng).
điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch-khách sạn... Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, gần đây là một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist.Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý mơi trường cịn rất nhỏ bé.
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các cơng ty nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản ln là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đồn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập như hiện nay thì tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ là tấm giấy thông hành xanh vào thị trường thế giới. Như vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xác định chi phí bỏ ra để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là kinh phí đầu tư chứ khơng phải kinh phí mất đi.
Sau 10 năm kể từ khi có mặt lần đầu tại Việt Nam, một số khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 có thể được tổng qt hóa như sau:
• Những thuận lợi của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển với rất nhiều điều kiện thuận lợi, mặc dù vẫn còn phải đối diện với rất nhiều thử thách trước mắt. Tuy nhiên để mở rộng tầm hoạt động, nâng mức thu lợi và thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam trước tiên phải vượt qua được những rào cản thương mại mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều vấp phải. Đó chính là các vấn đề về các tiêu chuẩn như là các tiêu chuẩn về chất lượng, về mơi trường, về an tồn vệ sinh thực phẩm, về bảo hộ sức khoẻ lao động… nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều các doanh nghiệp đã vượt qua được những thử thách này và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đối với tiêu chuẩn ISO 14001 – Tiêu chuẩn về HTQLMT, nay là một tiêu chuẩn quốc tế còn khá mới (có tại Việt Nam từ năm 1998), thì việc áp dụng ISO 14001 vẫn chưa trở thành một tiêu chuẩn thân thuộc.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể kể đến như:
• Các điều kiện về mơi trường pháp lý, cơ chế hoạt động doanh nghiệp Việt Nam đang được Nhà nước tích cực hồn thiện theo hướng thơng thoáng hơn, gia tăng nhiều ưu đãi hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh phần nào khắc phục được tình trạng phân biệt được trong chính sách, được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế tương tự như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước và cơ hội kinh doanh ngày càng nhiều hơn.
• Doanh nghiệp Việt Nam được nhiều hỗ trợ cụ thể góp phần cải tiến q trình chế tác, quản lý kinh doanh, các hoạt động sản xuất, công nghệ ngày càng được cải tiến hiệu suất cao hơn và ít tác động đến mơi trường sống hơn.
• Doanh nghiệp Việt Nam hiện đã có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường, đang thu hút vốn đầu tư và công nghệ, bước đầu tạo dựng được mơi trường phát triển, có được thế và lực trong kinh doanh nội địa và quốc tế.
• Các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay có một nguồn nhân lực trẻ dồi dào và năng động, ham học hỏi và tiếp cận với cái mới.
• Điều kiện giao thương với nước ngồi thơng thống hơn, tiếp cận được với cách thức quản lý mới, công nghệ mới, phong cách làm việc mới dễ dàng hơn và nhất là tranh thủ được một nguồn đầu tư bên ngồi dồi dào. Đó là điều kiện vơ cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ISO 14001.
• Áp dụng ISO 14001 chính là áp dụng một cách thức quản lý mới thân thiện hơn đối với môi trường, tạo nên một cách làm việc khoa học hơn. Hơn nữa, việc xây dựng và áp dụng HTQLMT ISO 14001 về lâu dài mang lại một lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, cho môi trường và cộng đồng.
• Với một HTQLMT hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí trong cơng tác bảo vệ môi trường, vượt hàng rào thuế quan, tăng thị phần, thu thêm lợi nhuận từ đó giá thành sản phẩm hạ, thu hút người mua.
• Gia tăng uy tín với khách hàng, tăng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế.
• Tăng lợi nhuận thơng qua việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng.
• Giảm chi phí cho xử lý sự cố mơi trường, tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thực hiện các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường mà Nhà nước và pháp luật quy định.
• Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng, với chính quyền và các bên hữu quan.
• Giúp các nhà lãnh đạo quản lý nội tại tốt hơn về chi phí, nguồn lực, nguồn nguyên vật liệu, vấn đề phát triển thị trường và chủ động hơn trong kinh doanh.
• Những khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành xây dựng, áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 như sau:
• Những trở ngại về nhận thức về mơi trường của đại đa số người dân Việt Nam.
• Khó khăn trong tiếp nhận thông tin, nguồn hỗ trợ từ bên ngồi doanh nghiệp.
• Việc phân bố, quy hoạch vị trí các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, khu chế xuất, khu cơng nghiệp… hiện nay vẫn cịn chưa được thực hiện triệt để, vấn đề này làm hao tổn rất nhiều chi phí và cơng sức cho cơng tác quản lý mơi trường.
• Thơng tin kỹ thuật về quản lý, xử lý và ngăn ngừa các loại chất thải.
• Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần cịn rất hạn chế về trình độ cơng nghệ sản xuất mà chính trình độ cơng nghệ sẽ dẫn đến sự phát sinh chất thải và gây phí tổn cho cơng tác quản lý và xử lý chất thải nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn mơi trường.
• Vấn đề kinh phí vẫn là một vấn đề nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, vì khi áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn nào, không chỉ riêng đối với ISO 14001, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản kinh phí khơng nhỏ phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực, thiết lập, áp dụng và duy trì tiêu chuẩn đó, có thể phải thay đổi cơng nghệ sản xuất, chi phí về xử lý chất thải…
• Thiếu cán bộ chun môn về quản lý nội vi và bảo vệ môi trường. HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ hoàn tồn khơng hiệu quả nếu doanh nghiệp khơng có được một đội ngũ cán bộ quản lý am hiểu và nhận thức sâu sắc về vấn đề mơi trường, chính những cá nhân sẽ hình thành nên bản chất và mức độ của HTQLMT tại doanh nghiệp.
• Khơng quản lý ứng phó kịp với các vấn đề mơi trường do thiếu nguồn nhân lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, và thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, cũng như giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các nguồn hỗ trợ từ bên ngồi ở trong và ngồi nước.
• Các doanh nghiệp vẫn còn trong đợi rất nhiều vào sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề nhân lực, kiến thức chuyên môn, giảm gánh nặng về chi phí, thơng tin từ bên ngoài và các biện pháp hạn chế phát sinh từ hoạt động hành chính như hiện nay. Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ mơi trường đang có những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa
tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng.
CHƯƠNG 3