Hố thu bùn và bể chứa bùn

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 69 - 74)

- Về yếu tố con người:

10.Hố thu bùn và bể chứa bùn

Hiện tại hố thu bùn và bể chứa bùn hoạt động tốt và vẫn đảm bảo thiết kế vì lượng bùn sinh ra hiện nay và lượng bùn theo tính toán thiết kế trước đây không chênh lệch đáng kể.

Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Hằng năm sau thời gian hoạt động liên tục 9 tháng thì tiến hành vệ sinh bể.

Thể tích tương ứng của hố thu bùn là: L*B*H = 1,5*0,8*5

Thể tích tương ứng của bể chứa bùn là: L*B*H = 4*2*5

IV.3 Dự toán giá thành

IV.3.1 Dự toán giá thành hệ thống xử lý mới

• Tính giá thành xây dựng mới:

Bảng 17: Chi phí các công trình đơn vị

STT Tên công trình Vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Gạn 1 (Latex) BTCT m3 3300 800 000 2 640 000 000 2 Gạn 1 (tạp) BTCT m3 384 800 000 307 200 000

3 Gạn 2 BTCT m3 315 800 000 252 000 000 4 Bể cân bằng BTCT m3 1771 800 000 1 416 800 000

5 Bể tuyển nổi BTCT m3 60 800 000 48 000 000

6 Bể UASB BTCT m3 168 800 000 134 400 000

7 Mương Oxi hoá BTCT m3 1530 800 000 1 224 000 000

8 Lắng li tâm BTCT m3 715 800 000 572 000 000 9 Hồ hoàn thiện Nền đất m3 16000 100 000 1600 000 000 10 Bể chứa bùn BTCT m3 60 800 000 48 000 000 11 Hố thu bùn BTCT m3 6 800 000 4 800 000 12 Hố thu nước BTCT m3 20 800 000 16 000 000 Tổng chi phí xây dựng 8 263 200 000

• Tính giá thành cho thiết bị:

Bảng 18: Chi phí cho thiết bị

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Bơm nước thải Bộ 4 8 000 000 32 000 000

2 Bơm bùn Bộ 3 7 500 000 22 500 000

3 Bồn pha NaOH Cái 1 1 500 000 1500 000

4 Bơm định lượng Bộ 2 2 500 000 5 000 000 5 Tủ điện Bộ 1 16 500 00 16 500 000 6 Máng răng cưa Bộ 1 4 000 000 4 000 000 7 Hệ thống gạt bùn Bộ 1 20 000 000 20 000 000 8 Môtơ khuấy Bộ 3 40 000 000 120 000 000 9 Máy ép bùn Bộ 1 130 000 000 130 000 000 10 Hệ thống điện 5 000 000

11 Oáng nhựa PVC, van và ống thép dẫn khí

25 000 000

12 Máy nén khí Cái 1 15 000 000

13 Bồn tạo áp Cái 1 25 000 000

Tổng chi phí cho thiết bị 420 000 000  Tổng giá thành dự toán cho hệ thống mới là:

= tổng chi phí xây dựng mới + tổng chi phí cho thiết bị = = 8 236 000 000 + 420 000 000 = 8 656 000 000 (đồng)

IV.3.2 Dự toán giá thành cho phần cải tạo

• Tính giá thành xây dựng cho phần cải tạo:

Bảng 19: Chi phí cho các công trình xây dựng mới

STT Tên công trình Vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Gạn 1 (Latex) BTCT m3 825 800 000 660 000 000 2 Gạn 2 BTCT m3 90 800 000 77 000 000 3 Bể cân bằng BTCT m3 322 800 000 257 600 000 4 Bể UASB BTCT m3 168 800 000 134 400 000 5 Hố thu nước BTCT m3 20 800 000 16 000 000 Tổng chi phí xây dựng 1 145 000 000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chi phí cho thiết bị phần cải tạo: Gồm ống nhựa PVC, van và ống thép dẫn khí ở bể UASB là 25 000 000 (đồng).

 Vậy tổng chi phí phần cải tạo:

= tổng chi phí xây dựng + chi phí thiết bị =

= 1 145 000 000 + 25 000 000 = 1 170 000 000 (đồng)

IV.3.3 Dự toán chi phí vận hành

Chi phí trả cho công nhân vận hành: 15 000 000*6 = 9 triệu/ tháng Chi phí cho hoá chất:

Lượng NaOH dùng cho một tháng = 82(g) * 30 = 2 460(g/tháng)  Chi phí hoá chất = 6 000 * 2,5 = 12 000(đồng/tháng) Chi phí cho điện năng:

Lượng điện năng tiêu thụ trung bình năm là: 38 290 kWh/năm Lượng điện năng tiêu thụ trung bình ngày là: 142 kWh/ngày Giá điện sản xuất là 1200(đồng/kWk)

 chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 ngày = 142* 1 200 = 170 400 (đồng/ngày)

- Vậy chi phí vận hành cho xử lý 1m3 nước thải là:

= [ (9 000 000 +12 000)/30 + 170 400] /1200 = 392 (đồng/m3)

- Chi phí xây dựng cơ bản cho xử lý 1m3 nước thải (tính cho 1 năm đầu) là: = (8 656 000 000/365)/ 1 200 = 19 763 (đồng/m3)

=>Tổng chi phí xử lý 1m3 nước thải là (tính cho hệ thống mới trong 1 năm đầu): = 19 763 (đồng/m3) + 392 (đồng/m3) = 20 155 (đồng/m3)

=> Tổng chi phí xử lý 1m3 nước thải tính cho phần cải tạo là: = [(1 170 000 000/365)/1 200] + 392 = 3 063 (đồng/m3)

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊV.1 Kết luận V.1 Kết luận

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải Xuân Lập – Công ty cao su Đồng Nai đi vào vận hành từ đầu năm 2005. Từ khi đi vào vận hành cho đến nay, hệ thống đã có những xuống cấp và gặp những sự cố nhất định như: bể gạn 1 và bể cân bằng bị tràn, bể lắng có bông bùn nổi lên và trào vào máng thu nước, bể trộn và bể gạn có mùi hôi nồng nặc … So với thiết kế trước đây thì lưu lượng nước thải đã tăng lên đáng kể (300m3/ngày), chính điều này đã dẫn tới tình trạng quá tải ở các công trình đơn vị cũng như hiệu xuất xử lý của hệ thống không ổn định trong thời gian gần đây.

Dựa vào dây chuyền công nghệ hiện có, thành phần, tính chất và lưu lượng nước thải đầu vào hiện nay cũng như yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý (TCVN 7586:2006 – tiêu chẩn nước thải chế biến cao su thiên nhiên), dây chuyền công nghệ cải tạo mới đã đề xuất: nâng cấp bể gạn 1(Latex) bằng cách tăng chiều cao của bể để đảm thời gian gạn mủ, thay thế bể trộn bằng mương trộn, tăng thể tích bể gạn 2 và bể cân bằng. Bên cạnh đó đề xuất thiết kế mới bể UASB, bể UASB loại bỏ một lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ và mùi hôi có trong nước thải giúp hệ thống hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

Quy trình công nghệ cải tạo được đề xuất này tương đối đơn giản về mặt thi công lắp đặt cũng như vận hành, chi phí cải tạo thấp, thu hồi nhiều mủ cao su. Hơn nữa, kết hợp với thời gian hệ thống ngưng hoạt động cuối tháng 1 hàng năm để cải tạo. Diện tích xây dựng cho công trình mới nhỏ gọn và tận dụng được mặt bằng của công trình cũ.

Với dây chuyền công nghệ cải tạo đã đề xuất ở trên, nếu được áp dụng và vận hành đúng phương pháp thì chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải chế biến cao su thiên nhiên - TCVN 7586:2006 (loại B).

V.2 Kiến nghị

Công ty cao su Đồng Nai nói chung và nhà máy chế biến cao su Xuân lập nói riêng cần quan tâm đến việc áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm lưu lượng và nồng độ nước thải.

Tiến hành trồng nhiều cây xanh có tán rộng xung quanh các công trình đơn vị nhằm hạn chế phát tán mùi hôi ra môi trường dân cư lân cận.

Lượng mủ cao su thu hồi ở các bể gạn cần nhanh chóng xử lý ép khô để ngăn chặn sự phân huỷ của các chủng vi sinh vật tạo ra mùi hôi.

Nâng cao năng lực vận hành và hiểu biết về môi trường cho đội ngũ công nhân vận hành hệ thống.

Đặc biệt phòng quản lý chất lượng nước thải của công ty cần nhanh chóng thiết lập chu kỳ theo dõi, lấy và phân tích mẫu nước thải tại các công trình đơn vị của hệ thống để từ đó chủ động trong công tác kiểm tra, đánh giá hiệu suất xử lý của hệ thống. Từ đó nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục kịp thời khi có sự cố sảy ra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 69 - 74)