CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI IV.1 Phân tích tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hiện tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 43 - 48)

- Nguyên tắc:

(Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Na m)

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI IV.1 Phân tích tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hiện tạ

IV.1 Phân tích tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hiện tại IV.1.1 Tình trạng hoạt động

Dây chuyền công nghệ hiện tại của hệ thống:

bùn dư bùn tuần Bể trộn Hồ hoàn thiện Máy ép bùn Mể lắng

Mương oxy hoá Bể DAF Bể cân bằng Bể gạn mủ 2 Bể thu bùn Nguồn tiếp nhận bể chứa bùn Hoá chất Dòng thải vào ly tâm Bể gạn mủ 1

Dòng thải mủ tạp vào

hoàn bùn dư

Hình 5 : Dây chuyền công nghệ HTXLNT hiện tại

Thuyết minh công nghệ

Nước thải đầu vào của hệ thống XLNT nhà máy Xuân Lập có 2 nguồn: Nguồn thứ nhất là nước thải mủ ly tâm, nước thải được dẫn vào bể gạn 1 để gạn một lượng lớn mủ cao su còn sót lại trong nước thải rồi sau đó dẫn vào bể trộn. Nguồn thứ hai là nước thải từ quá trình chế biến mủ tạp, nước thải dẫn qua bể gạn tạp để gạn mủ cao su rồi dẫn vào bể trộn .

Từ bể trộn, nước thải được xáo trộn nhờ vào dòng chảy tự nhiên, sau đó chảy vào hầm IPS nhờ vào hệ thống mương dẫn. Tại đây, nước thải được bơm qua bể gạn 2 để gạn lấy những tạp chất và những cặn thô trong nước thải. Từ bể gạn 2, nước thải tự chảy qua bể cân bằng. Tại bể cân bằng, nước thải được điều chỉnh pH bằng NaOH và được khuấy bằng môtơ với mục đích là xử lý NH3 và một phần các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, mùi .…

Sau đó, nước thải được bơm lên bể DAF, trong giai đoạn này hoá chất sau khi được pha trộn, sẽ được bơm vào đường ống dẫn nhằm keo tụ các chất lơ lửng và các chất phi cao su trong nước thải. Các chất lơ lững này, sẽ được gạn và chứa tại bể chứa bùn, rồi sẽ được bơm qua hố thu bùn, sau đó qua máy ép bùn, tạo

thành các bánh. Các bánh bùn này, sau đó sẽ được xử lý. Còn nước thải, sau khi qua bể DAF bằng hệ thống ống, sẽ được dẫn qua mương oxy hoá. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý hiếu khí sinh học, sau đó nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng. Tại đây, phần bùn lắng sẽ được lắng và thu gom về hố chứa bùn, bằng hệ thống gạt bùn tự động, còn phần nước sẽ được dẫn ra hồ hoàn thiện sinh vật. Sau đó nước sau xử lý sẽ được đổ ra nguồn tiếp nhận là suối Hôn. (xả thải theo tiêu chuẩn: TCVN 5945:1995).

Mỗi năm hệ thống hoạt động khoảng 270 ngày và nghỉ tết 3 tháng (do cây cao su không cho mủ nên dây chuyền sản xuất không hoạt động).

IV.1.2 Nhận xét về hoạt động và hiệu quả xử lý của hệ thống IV.1.2.1 Về hoạt động

Về lưu lượng:

Lưu lượng trung bình truớc đây: Qtbng = (800÷1000)m3/ngày ; nhà máy hoạt động 2 ca, 8 giờ/một ca.

Lưu lượng trung bình hiện nay là: Qtbng =1200 m3/ngày; nhà máy hoạt động 2 ca, 8 giờ/một ca.

 Vậy so với thông số thiết kế ban đầu thì hệ thống xử lý nước thải đã có lưu lượng tăng đáng kể.

Về tính chất nước thải:

Bảng 6 : Phân tích chất lượng nước thải tại một số thời điểm của hệ thống

Ngày Vị trí COD BOD N-NH3 N-Tổng TSS pH

TCVN B 5945- 1995 100 50 10 60 100 5.5-9 4/1/2007 Bể lắng 150 90 2.8 22 17 6.9 9/1/2007 Bể lắng 410 260 6 18 22 7 7/2/2007 Bể lắng 325 20 75 30 6.9 22/5/2007 Bể lắng 200 0.23 87 21 5.1 30/5/2007 Bể lắng 100 62 18 68 36 5.2 31/5/2007 Hồ hòan thiện 101 4 45 9 5.3

4/6/2007 Bể lắng 286 187 39 86 44 5.2 Hồ hòan thiện 252 179 13 64 9 5.8 11/6/2007 Hồ hòan thiện 153 88 63 69 8 5.6 Bể lắng 210 130 53 82 29 5.7 18/6/2007 Bể hiếu khí 106 68 34 109 19 5.9 Bể lắng 179 113 31 94 69 6.2 20/6/2007 Hồ hòan thiện 70 33 9/7/2007 Hồ hòan thiện 86 59 27 81 29 5.1 Bể lắng 164 81 17 65 5 6.1 16/7/2007 Bể lắng 112 97 31 106 32 5.3 Hồ hoàn thiện 87 60 17 24 6 5.8 31/7/2007 Bể lắng 97 22 81 15 6.4 Hồ hoàn thiện 108 55 16 62 3 6.2 24/9/2007 Gạn latex 3700 756 5.84 Gạn tạp 1754 277 5.83 Điều hoà 1900 719 5.5 Tuyển nổi 1500 483 6.16 Mương oxihoá 154 2650 6.1 Lắng litâm 116 269 6.14 Hồ hoàn thiện 58.18 25 5.92 8/10/2007 Gạn latex 6250 4375 740 792 650 5.4 Gạn tạp 2950 1950 90 139 315 6.3 Điều hoà 4500 380 439 526 8.3 Tuyển nổi 5250 737 759 307 7.5 Mương oxihoá 6300 4290 18 141 926 8.5 Hồ hoàn thiện 530 280 15 85 67 5.7 (Nguồn: Công ty cao su Đồng Nai và mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm

khoa môi trường- trường đại học kỹ thuật công nghệ )

Nhận xét:

Qua bảng thống kê kết quả phân tích mẫu cho thấy tại cùng một công trình đơn vị nhưng lại cho kết quả khá chênh lệch nhau tại mỗi thời điểm khác nhau. Tại đầu ra của hệ thống thì thông số pH luôn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, các thông số như N-NH3 và N tổng thường vượt tiêu chuẩn cho phép. Gần đây nhất chỉ tiêu BOD và COD đã vượt tiêu chuẩn. Thiết nghĩ việc gia tăng lưu lượng trung bình của hệ thống cũng như việc tăng công suất làm việc tại các dây

chuyền công nghệ đã ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải. (việc tăng công suất làm việc do nhà máy sản xuất theo nhu cầu của khách hàng- đơn đặt hàng đối với từng loại sản phẩm).

IV.1.2.2 Hiệu quả xử lý

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2005, với vốn đầu tư là hơn 5 tỉ đồng nên hệ thống có cơ sở vật chất tương đối tốt và hoạt động tốt. Tuy nhiên, cho đến nay thì hệ thống đã xuống cấp và hoạt động không ổn định. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động hệ thống đã không kiểm soát được mùi hôi bắt nguồn từ bể trộn và bể gạn. Và điều đáng tiếc là tại bể trộn lại đặt thiết bị khuấy trộn cơ khí nên mùi hôi trong nước thải (H2S, NH3) có cơ hội phát tán nhanh vào môi trường.

Những khi nhà máy sản xuất nhiều dẫn đến lưu lượng đột biến thì sảy ra hiện tượng tràn bể gạn và bể cân bằng, công nhân vận hành đã khắc phục sự cố bằng cách bơm nước thải tại các bể này đổ trực tiếp ra suối hoặc bơm tới các công trình phía sau- chính điều này đã làm cho hệ thống không ổn định, riêng lượng nước thải đổ ra suối khi chưa xử lý là không đúng quy định và điều tất yếu là ảnh hưởng không nhỏ tới môi sinh.

Không bàn đến việc nước thải đổ ra suối khi chưa trải qua hết các công đoạn xử lý, đơn cử mẫu phân tích đầu ra tại hồ hoàn thiện cũng cho thấy hệ thống hoạt động không tốt.

 Tính chất nước thải đầu ra:

Bảng7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra ( lấy ngày 8/10/07)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 pH 5.7

2 COD mg/l 530

3 BOD5 mg/l 280

4 TSS mg/l 67

 Nhận xét hiệu quả xử lý của hệ thống Bảng 8 : Nhận xét hiệu suất xử lý của hệ thống

Thông số

Đầu vào hệ thống (tính từ bể gạn 2)

Đầu ra hệ thống Hiệu suất xử lý TCVN 7586 – 2006 (loại B) pH 5.5 5.7 6÷9 COD 2107.5(mg/l) 530(mg/l) 75% 250(mg/l) BOD5 2736(mg/l) 280(mg/l) 89% 50(mg/l) TSS 355(mg/l) 67(,g/l) 81.1% 100(mg/l)

Từ hai bảng trên nhận thấy chỉ tiêu pH chưa đạt tiêu chuẩn xả thải, chỉ tiêu COD và BOD5 cao hơn tiêu chuẩn xả thải mặc dù hiệu suất tương đối cao, chỉ có chỉ tiêu SS là đạt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, khi xét bảng 6 thì cho thấy hệ thống hoạt động không ổn định. Chỉ tiêu pH luôn thấp hơn tiêu chuẩn, chỉ tiêu N-tổng thường không đạt tiêu chuẩn. Chỉ tiêu COD và BOD đôi khi không đạt tiêu chuẩn. Vậy để đạt tiêu chuẩn xả thải thì cần phải xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý cũng như tính toán, xác định lại các công trình tương ứng với lưu lượng và thông số đầu vào hiện tại, từ đó so sánh với công trình hiện có để đề xuất lựa chọn công nghệ cải tạo hay xây dựng mới các công trình đơn vị.

Phân tích nguyên nhân:

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của hệ thống hiện nay có thể là:

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w